
Khám phá sức mạnh tâm trí tiềm thức để đạt mục tiêu tài chính. Học cách khai thác tiềm năng, tự gợi ý tích cực và biến ước mơ thành hiện thực.

Giới thiệu về Tự gợi ý (Auto-suggestion)
Cơ chế hoạt động của tự gợi ý trong tâm trí
Bạn muốn dịch “auto-suggestion” là tự kỷ ám thị, hay tự gợi ý? Theo mình, tự kỷ ám thị có một chút gì đó mang nghĩa tiêu cực. Và nghĩa đó cũng hẹp hơn so với tự gợi ý. Vậy nên mình xin dịch là “tự gợi ý” nhé.
“Tự gợi ý” là gì? Nó kiểu như là cách mình tự nói chuyện với chính mình. Nó là tất cả những ý nghĩ, cảm giác, mà mình tự tạo ra trong đầu. Thông qua những gì mình nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm được hay sờ thấy. Nó giống như là một cái cầu nối. Giữa hai phần. Não bộ mà mình đang suy nghĩ, có ý thức. Và phần não bộ tiềm thức sâu bên trong mình. Tự gợi ý là kiểu như mình đang tự nhủ với bản thân mình vậy.
Trong đầu bạn luôn có nhiều suy nghĩ, đúng không? Có cái hay, có cái dở. Nhưng cái nào bạn cứ nghĩ đi nghĩ lại liên tục. Thì cái đó sẽ tự động “lọt” vào phần sâu bên trong đầu. Cái mà người ta gọi là “tiềm thức”. Điều này giống như kiểu bạn tự nhủ với bản thân, rồi tiềm thức nó nghe theo.
Vai trò của “Tự gợi ý” trong việc lọc thông tin vào tiềm thức
Không có suy nghĩ nào tự nhiên mà đi vào trong tiềm thức được. Mà nó phải thông qua một thứ gọi là “tự gợi ý”. Trừ phi… Là mấy suy nghĩ mà như kiểu tự nhiên nó có trong không khí, như kiểu bạn hít vào vậy.
Tất cả những gì bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ. Đều phải thông qua một cái cửa kiểm soát trong đầu. Cái “cửa” này quyết định xem có cho thông tin đó vào tiềm thức không, hay chặn nó lại. Nó giống như có một anh bảo vệ đứng canh cửa vào tiềm thức.
Tầm quan trọng của cảm xúc trong tự gợi ý
Trồng trọt trong vườn tâm trí
Tự nhiên cho chúng ta một “siêu năng lực”. Đó là ta có thể kiểm soát hoàn toàn những gì đi vào phần sâu thẳm trong đầu mình. Phần sâu thẳm ấy gọi là “tiềm thức”.
Nhưng, điều hay ở đây là, dù ta có “siêu năng lực” này, nhưng nhiều người lại không dùng. Giống như việc, bạn có một cái remote TV nhưng bạn không bấm. Bạn cứ để mọi thứ tự nhiên chạy vào đầu, không chọn lọc.
Điều này giải thích vì sao có nhiều người cứ nghèo mãi. Vì họ không “lọc” những suy nghĩ tốt, những ý tưởng hay để cho vào đầu. Và cứ để những suy nghĩ tiêu cực chiếm hết chỗ trong đầu.
Nói chung là, mình có một công cụ “xịn” để kiểm soát đầu óc, nhưng mình lại không dùng. Thế nên là cuộc sống cứ đi theo hướng mà mình không muốn. Nó giống như việc bạn có một chiếc xe đua mà cứ để nó chạy lung tung, không lái vậy.
Hãy nhớ lại những gì đã được nói về tâm trí tiềm thức giống như một mảnh vườn màu mỡ. Nếu không gieo trồng những hạt giống tốt, cỏ dại sẽ mọc tràn lan.
Điều khiển tiềm thức: Kỹ thuật tự gợi ý về tiền bạc
Tâm trí mình giống như một khu vườn. Bạn phải là một người làm vườn chăm chỉ, nếu không cỏ dại sẽ mọc um tùm. Nếu bạn chăm chỉ, bạn có thể sử dụng cái “tự gợi ý” trên. Để đưa những ý tưởng tốt, sáng tạo vào tiềm thức. Nếu bạn không chăm, thì mấy cái suy nghĩ xấu, tiêu cực sẽ lẻn vào. Bạn có một khu vườn, chăm thì cây tốt, bỏ bê thì cỏ dại mọc. Giống hệt với khu vườn ở ngoài đời thực.
Bây giờ, có một cách hay để sử dụng công cụ “tự gợi ý” này. Mỗi ngày, bạn viết ra điều mình muốn về tiền bạc. Rồi đọc to lên hai lần. Quan trọng là khi đọc, bạn phải tưởng tượng là mình đã có số tiền đó rồi. Bạn muốn mình cảm nhận được điều đó, chân thực.
Làm như thế là bạn đang “nói chuyện” trực tiếp với tiềm thức của mình. Bạn đang dạy nó nghĩ về tiền bạc theo cách bạn muốn. Bạn làm càng nhiều, nó càng hiệu quả.
Áp dụng tự gợi ý để đạt được mục tiêu tài chính
Phòng Gym Trí Não: Rèn Luyện Thói Quen Tư Duy Về Tiền Bạc
Hãy hình dung như bạn đang tập gym cho cái đầu của mình. Mỗi lần bạn làm công việc đọc to khao khát về tiền bạc và tưởng tượng mình đã có nó. Là bạn đang tập cho cái đầu mình một thói quen mới.
Giống với bạn tập thể dục hàng ngày, cơ bắp sẽ khỏe lên. Ở đây cũng vậy. Bạn càng làm nhiều. Cái đầu của bạn sẽ quen với việc suy nghĩ về tiền bạc theo cách tích cực. Dần dần, cái suy nghĩ “mình sẽ giàu” sẽ trở thành thói quen. Nó sẽ tự động xuất hiện trong đầu bạn mà không cần bạn phải cố gắng nữa.
Hãy hình dung bạn đang tập gym cho Trí Não. mỗi lần bạn làm công việc. Đọc to tuyên bố khao khát về tiền bạc, và tưởng tượng bạn đã có nó. Bạn đang tập cho bộ não của mình một thói quen mới.
Thông qua việc lặp di lặp lại việc trên, bạn tự nguyện tạo ra một thói quen tích cực. Đó là suy nghĩ theo một hướng nhất định, mà. Có lợi cho nỗ lực chuyển hóa khao khát thành giá trị tiền bạc tương đương.
Hãy lưu ý, bạn đang cố “đánh lừa” chính mình. Đừng để mình bị lạc lối trong suốt quá trình. Muốn tạo ra của cải bạn phải làm việc, bạn phải trao đổi giá trị với những người khác. Bạn chưa biết bằng cách nào, nhưng vũ trụ sẽ “ban chỉ dẫn” cho bạn, vào lúc thích hợp. Hãy hiểu kỹ điều này, đọc đi đọc lại văn bản gốc (bằng tiếng Anh) để hiểu sâu hơn.
Tiềm Thức Như Đứa Trẻ
Bây giờ, mời bạn quay lại đọc kỹ phần 6 bước ở trong chương 2.
Đọc xong, hãy tiếp tục đọc thêm 4 hướng dẫn về cách tạo nhóm “Trí tuệ Chủ đạo”.
Sau khi bạn đọc hai phần này xong. Bạn sẽ thấy nó liên quan đến cái “từ gợi ý” mà mình đã nói ở trên. Bạn sẽ nhận ra là. “À, thì ra cách áp dụng cái tự gợi ý nó nằm trong mấy bước này.”
Khi bạn đọc to cái mong muốn về tiền bạc của mình, không phải cứ đọc suông là được đâu. Nó giống như hát karaoke vậy. Không phải cứ hát đúng lời là hay, mà phải hát bằng cả trái tim.
Họ lấy ví dụ về một ông tên là Emil Coué. Ông này có một câu nói nổi tiếng: “Ngày qua ngày, theo mọi cách, tôi đang ngày càng tốt hơn.” Nhưng mà, nếu bạn cứ lặp đi lặp lại câu này một triệu lần mà không cảm thấy gì hết. Thì cũng chẳng có tác dụng gì đâu.
Cái quan trọng là khi bạn đọc, bạn phải cảm nhận nó. Kiểu như bạn phải tin thật sự là mình sẽ giàu có, phải hào hứng. Bạn phải phải cảm thấy phấn khích khi nghĩ về nó ấy.
Mình xin diễn giải lại một lần nữa. Phần sâu trong đầu bạn, người ta gọi là “tiềm thức”. Tiềm thức giống như một đứa trẻ. Nó chỉ hiểu và làm theo những gì mà bạn nói một cách chân thành, có cảm xúc. Còn nếu bạn nói mà như AI ấy, nó sẽ không nghe.
Khao Khát Và Niềm Tin
Vậy nên, khi bạn đọc bảng tuyên bố của mình. Hãy đọc như thể bạn đang kể về giấc mơ của mình. Bạn phải có niềm tin, phải có cảm xúc. Phải có sự hào hứng trong đó.
Bạn làm được như thế, thì tiềm thức của bạn mới bắt đầu làm việc. Để biến điều bạn muốn thành hiện thực.
Nhớ, điều này vô cùng quan trọng. Đến nỗi, nó phải được nói đi nói lại nhiều lần. Tại sao? Nếu bạn không hiểu điều này, bạn sẽ làm sai. Và bạn hãy nhớ rằng. “Sai” là điều bình thường, làm đúng mới khó, nhưng chỉ làm đúng mới mang đến kết quả mong muốn.
Bạn có một công cụ kì diệu “tự gợi ý”, nhưng bạn không biết cách dùng đúng. Thế là bạn cứ dùng sai hoài, và rồi bạn than phiền là nó không hiệu quả. Trong khi, vấn đề “không nằm ở công cụ”. Vấn đề nằm ở “cách bạn sử dụng công cụ”. Nếu bạn gặp thất bại. Đó là vấn đề cá nhân, không phải do phương pháp.
Nhiều người cứ nghĩ là. Chỉ cần họ đọc đi đọc lại mong muốn của mình là đủ. Họ quên phần quan trọng nhất. Phải đọc bằng cả trái tim. Khao khát là gì nào? Phải tin vào nó, phải cảm nhận nó. Thế mới là khao khát. Hiểu được điều này bạn sẽ không phí công sức làm mà chẳng thấy kết quả gì.
Kỹ thuật tập trung và hình dung trong tự gợi ý
Ngôn Ngữ Tiềm Thức: Vượt Xa Lời Nói Suông
Những từ ngữ đơn thuần, không có cảm xúc không ảnh hưởng đến tâm trí tiềm thức.
Bạn phải nói chuyện với tiềm thức bằng “ngôn ngữ” mà nó hiểu được. Nó không chỉ là lời nói thôi đâu, mà phải có cảm xúc và niềm tin nữa.
Kiểu như, bạn không thể chỉ nói suông “Tôi sẽ giàu có” được. Nếu bạn chỉ nói như thế, thì giống với một du khách người Nga nói chuyện với bạn vậy. Bạn chưa học tiếng Nga, bạn không biết tiếng Nga. Bạn không hiểu gì cả.
Nói chung, muốn có kết quả tốt, bạn phải học cách “nói chuyện”. Với tiềm thức, bằng cả lời nói, cảm xúc và niềm tin. Làm được vậy thì mới mong đạt được những điều mình muốn.
Đừng nản lòng. Nếu bạn không thể kiểm soát và điều khiển cảm xúc của mình ngay lần đầu tiên cố gắng. Hãy nhớ rằng, không có chuyện KHÔNG LÀM MÀ CÓ ĂN. Khả năng tiếp cận và ảnh hưởng đến tâm trí tiềm thức của bạn. Có cái giá của nó! và bạn PHẢI TRẢ CÁI GIÁ ĐÓ. Bạn không thể gian lận, ngay cả khi bạn muốn làm vậy.
Quyết Định Cá Nhân
Thế cái giá là gì?
Nó giống với việc tập thể dục để có cơ bắp. Muốn có cơ bắp đẹp, bạn phải tập đều đặn hàng ngày. Không thể chỉ tập một hai lần rồi thôi. Nếu bạn muốn “điều khiển” phân sâu trong đầu mình, được gọi là “tiềm thức”. Bạn cũng phải tập luyện liên tục. Không phải cứ làm một vài lần là xong. Nó đòi hỏi bạn phải kiên trì. Làm đi làm lại nhiều lần. Mỗi ngày, bạn phải áp dụng những cách được hướng dẫn, không được bỏ cuộc.
Bạn không thể phát triển khả năng mong muốn với một cái giá thấp hơn.
Bạn nghe này, tới đoạn “quan trọng” rồi đây!
Nó giống như kiểu bạn đang lưỡng lự có nên mua một món đồ đắt tiền không? Chỉ có bạn mới biết được. Liệu cái món đồ kia có đáng giá với số tiền bạn bỏ ra không?
Ở đây cũng vậy, “món đồ” mà bạn muốn mua. “ý thức về tiền bạc”. Tức là khả năng nghĩ về tiền một cách tịch cực và thu hút nó vào cuộc sống của mình. Còn cái “giá tiền” bạn phải trả. Chính là công sức và thời gian bạn bỏ ra để tập luyện cái phương pháp này.
Không ai có thể quyết định thay bạn được. Chỉ có bạn mới biết liệu cái kết quả cuối cùng. Có xứng đáng với công sức bạn bỏ ra không?
Quyết định này hoàn toàn nằm trong tay bạn. Bạn phải tự cân nhắc. Xem liệu cái kết quả cuối cùng có đáng với công sức bạn bỏ ra không? QUAN TRỌNG! Không ai có thể quyết định thay bạn được.
Bạn có muốn mua không? Bạn có sẵn sàng trả giá?
Phương pháp tập trung và hình dung trong quá trình tự gợi ý
Kiên trì là chìa khóa
Chỉ có “thông minh” thôi chưa đủ để kiếm tiền được, theo lời tác giả sách. Nó giống như kiểu, bạn có AI siêu xịn xò, nhưng bạn không biết cách dùng nó để kiếm tiền.
Đúng là có vài người “thông minh” mà giàu thật. Nhưng cái đó hiếm lắm, giống như trúng số vậy. Phần lớn, chỉ thông minh thôi “là chưa đủ”. (Theo lời tác giả).
Muốn kiếm tiền và giữ được tiền, bạn cần nhiều thứ hơn là chỉ có cái đầu thông minh. Có thể là cần sự chăm chỉ. Biết nắm bắt cơ hội, biết cách quản lý tiền, dám nhận rủi ro, biết quản lý rủi ro… Nói chung, đừng trông chờ vào việc chỉ cần thông minh là đủ. Bạn cần phải làm nhiều hơn thế. Nếu muốn thực sự giàu có.
Phương pháp thu hút tiền bạc được mô tả ở đây không phụ thuộc vào quy luật trung bình. Hơn nữa, phương pháp này không thiên vị ai. Nó sẽ hiệu quả với người này cũng như với người khác. Khi thất bại xảy ra, đó là do cá nhân, không phải phương pháp, đã thất bại. Nếu bạn thử và thất bại, hãy cố gắng lần nữa, và lần nữa, cho đến khi bạn thành công.
Nó giống như khi bạn thích một món đồ gì đó “lắm”. Thích đến mức không nghĩ được gì khác. Kiểu như bạn nghĩ về nó suốt. Ngày nào cũng vậy. Đến mức, nó trở thành cái ý nghĩ đầu tiên khi bạn thức dậy. Và cái ý nghĩ cuối cùng trước khi bạn đi ngủ.
Khao Khát Cháy Bỏng: Nghệ Thuật Chinh Phục Mục Tiêu
Nếu bạn muốn cái “tự gợi ý” này hiệu quả. Bạn phải tập trung vào cái bạn muốn. Không phải chỉ muốn bình thường đâu. Mà phải muốn đến mức nó trở thành một cái gì đó cháy bỏng trong lòng bạn luôn.
Giống như bạn đang “yêu say đắm” vậy. Bạn không thể ngững nghĩ về “người ấy”. Lúc nào cũng muốn gặp, muốn nói chuyện. Cái khao khát của bạn cũng phải mạnh mẽ như vậy.
Tác giả muốn bạn phải tập trung vào mục tiêu của mình đến mức. Nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Càng tập trung mạnh mẽ bao nhiêu. Cái “tự gợi ý” này càng hiệu quả bấy nhiêu.
Sự Tập Trung. Nó giống như khi bạn học một môn mới. Bạn không thể vừa học vừa xem tivi, vừa nhắn tin được. Bạn phải tập trung hết sức vào việc học.
Ở đây cũng vậy. Khi bạn bắt đầu làm theo sáu bước đã nói trong chương Khát vọng, bạn phải tập trung hết sức. Không phải chỉ làm cho có. “Tập trung” là gia vị trong công thức. Bạn phải làm với cả tâm trí của mình.
Nó cũng giống như khi bạn chơi game vậy. Muốn thắng, bạn phải tập trung cao độ. Không thể để ý chuyện khác. Ở đây cũng thế, bạn phải dồn hết tâm trí vào việc thực hiện từng bước một.
Khi bạn tin và bắt đầu làm theo những hướng dẫn trên, đừng làm nửa vời. Hãy tập trung hết sức, như thể đây là việc quan trọng nhất của bạn vậy. Có như thế thì mới mong đạt được kết quả tốt.
Nghệ Thuật Tưởng Tượng: Hiện Thực Hóa Khát Vọng Tài Chính
Hãy để chúng tôi đưa ra những gợi ý cho việc sử dụng hiệu quả sự tập trung.
Giống như khi bạn “mơ mộng” về một món quà thực sự bạn muốn. Bạn không chỉ nghĩ suông đâu. Mà, phải tưởng tượng nó rõ ràng đến mức như thể bạn đang cầm nó trên tay. Bây giờ, quay trở lại công thức. Đầu tiên, bạn phải “quyết định” chính xác số tiền mình muốn. Không phải kiểu “tôi muốn nhiều tiền”. Mà phải “cụ thể”. Ví dụ, “tôi muốn 1 tỷ đồng”.
Rồi sau đó, bạn nhắm mắt lại, tập trung hết sức vào số tiền đó. Bạn phải tưởng tượng nó rõ ràng. Đến mức như thể bạn đang nhìn thấy những tờ tiền, những đồng xu, hay số dư trong banking account.
Nó giống như khi bạn nhắm mắt và tưởng tượng về chiếc xe mơ ước. Bạn có thể thấy màu sắc, hình dáng, thậm chí cả mùi của xe mới. Ở đây cũng thế, bạn phải “nhìn thấy” số tiền đó trong đầu mình, rõ ràng như thật.
Tác giả muốn bạn không chỉ nghĩ về số tiền. Mà phải tưởng tượng nó “sống động” đến mức như thể nó đang ở ngay trước mắt bạn vậy. Càng tưởng tượng rõ bao nhiêu, càng tốt.
Khắc phục thách thức trong quá trình tự gợi ý
Lập Trình Tiềm Thức: Nghệ Thuật Điều Khiển Suy Nghĩ
Cái này nó rất hay. Nó giống như kiểu bạn có một “siêu máy tính” trong đầu. Không phải, mà thực tế là bạn có một mạng rơ ron thần kinh siêu mạnh trong đầu. Gọi tên nó là “tiềm thức”. Cái máy này nghe theo mọi thứ bạn nói với nó. Với điều kiện, bạn nói với “niềm tin thật”. Nhưng, giống như bạn học một bài hát mới vậy, bạn phải tập đi tập lại cho thuộc. “Lặp đi lặp lại” là chìa khóa. Cái “tiềm thức” cũng thế. Bạn phải nói đi nói lại điều bạn muốn nhiều lần. Nó mới “nghe” được.
Bạn hiểu rồi phải không? Tác giả bảo, bạn có thể “lừa” cái tiềm thức này một cách hợp pháp. Nghe hơi lạ, nhưng ý của tác giả là. Bạn cứ tưởng tượng và tin chắc bạn đã có số tiền bạn muốn rồi. Nó đang chờ bạn đến lấy thôi. Mình có 10 tỷ. Có điều tiền đang ở nhiều nơi, nhiều người giữ hộ, ở nhiều thời gian khác nhau trong tương lai. Kiểu vậy. Bạn phải tin điều đó thực sự. Như khiểu bạn tin chắc mặt trời sẽ mọc vào ngày mai vậy. Mà thực tế là như thế.
Khi bạn làm được thế, cái “tiềm thức” của bạn sẽ bắt đầu. Nghĩ ra cách để biến cái tưởng tượng đó thành sự thực. Nó giống như bạn đang “lập trình” cho cái đầu của mình tìm cách kiếm tiền.
Trí Tưởng Tượng: Kiến Trúc Sư Cuộc Đời
Nói chung, tác giả muốn bạn tin thật mạnh mẽ vào cái mục tiêu của mình. Tin đến mức tiềm thức của bạn không còn cách nào khác ngoài việc phải giúp bạn. Giúp bạn đạt được điều bạn tin. Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là cách họ nói để bạn “tận dụng” được sức mạnh của tiềm thức.
Bạn thử tưởng tượng tiếp nhé. Bạn đang chơi game xây dựng thành phố. Bạn có một mảnh đất trống. Và bạn phải tưởng tượng ra một thành phố to lớn, đẹp đẽ trên đó. Ở đây cũng vậy, ở ngoài đời, bạn cũng phải dùng trí tưởng tượng. Bạn đã có ý tưởng về số tiền bạn muốn rồi. Giờ hãy tưởng tượng tiếp, “chơi game” ngoài đời. Giống như trong game, bạn sẽ tưởng tượng ra các tòa nhà, đường xá, công viên. Ở đây, bạn sẽ tưởng tượng ra các cách để kiếm được số tiền đó. Có thể bạn sẽ nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh mới. Có thể bạn sẽ nghĩ ra một cách để tiết kiệm tiền. Có thể bạn sẽ nghĩ ra một kỹ năng mới để học. Có thể bạn sẽ nghĩ ra cách.
Nói chung, tác giả muốn bạn để trí tưởng tượng của mình tự do bay bổng. Đừng giới hạn nó. Hãy để nó nghĩ ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Về cách bạn có thể biến cái mong muốn có tiền của mình. Thành hiện thực. Càng tưởng tượng nhiều. Càng nhiều cơ hội để bạn. Nghĩ ra một kế hoạch thực sự HIỆU QUẢ.
Hành động và hình dung: Chìa khóa để kích hoạt tiềm thức
Lắng nghe tiếng nói nội tâm
Mình lại muốn bạn tưởng tượng tiếp. Hãy tưởng tượng bạn mơ về một món quà siêu to. Thay vì cứ ngồi đó mà nghĩ xem làm thế nào có tiền để mua. Bạn hãy tưởng tượng là bạn đã có món quà rồi. Hãy như một diễn viên. Bạn phải “diễn” nhưng thể bạn đã có số tiền bạn muốn trong tay rồi. Chú ý nhé! Đồng thời, bạn cứ tin chắc rằng tiềm thức của bạn. Sẽ nghĩ ra cách để biến cái “diễn” đó thành thật.
Tác giả nhắn với bạn là, khi nào có ý tưởng nào đó chợt nảy ra trong đầu. Bạn đừng bỏ qua nhé. Nó giống như ai đó gửi tin nhắn cho bạn vậy. Mà người gửi có thể là tiềm thức của bạn đấy. Bạn cứ coi nó như là một lời gợi ý từ vũ trụ vậy.
Điều quan trọng là, khi có ý tưởng gì, đừng chỉ nghĩ suông. Hãy làm liền đi. Nó giống như khi bạn chơi game mà thấy món đồ hiếm. Bạn phải nhặt ngay không là mất.
Nói chung, tác giả muốn bạn tin vào sức mạnh của cái đầu mình. Đừng chờ đợi ai đó chỉ cho bạn cách kiếm tiền. Hãy tưởng tượng là bạn đã giàu rồi. Rồi hãy để cái đầu của bạn tự nghĩ ra cách làm nó thành thật.
Hãy đối xử với nó một cách tôn trọng, và hành động theo nó ngay khi bạn nhận được. Không làm điều này sẽ là THẢM HỌA cho sự thành công của bạn.
Vượt qua lý trí
Trong bước thứ tư của sáu bước, bạn được hướng dẫn “Tạo ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện khao khát của bạn, và bắt đầu ngay lập tức đưa kế hoạch này vào hành động.” Bạn nên tuân theo hướng dẫn này theo cách được mô tả trong đoạn trước. Đừng tin tưởng vào “lý trí” của bạn khi tạo ra kế hoạch tích lũy tiền bạc thông qua sự chuyển hóa khao khát. Lý trí của bạn có thể sai lầm. Hơn nữa, khả năng lập luận của bạn có thể lười biếng, và nếu bạn hoàn toàn phụ thuộc vào nó để phục vụ bạn, nó có thể làm bạn thất vọng.
Khi hình dung số tiền bạn dự định tích lũy, (với mắt nhắm lại), hãy nhìn thấy bản thân bạn đang cung cấp dịch vụ, hoặc giao hàng hóa mà bạn dự định đưa ra để đổi lấy số tiền này. Điều này rất quan trọng!
Dieter R.
Nguồn: Think and Grow Rich – Chapter: Auto-Suggestion – The Third Step toward Riches
Những phần trước:
- Chương 1: Khát vọng
- Chương 5: Nghệ Thuật Biến Ý Tưởng Thành Hiện Thực
24 comments on “TỰ GỢI Ý (AUTO-SUGGESTION) – Bước Thứ Ba Hướng Tới Sự Giàu Có”