Giới thiệu ngắn gọn
Tôi đã lập trình từ năm 2012, chủ yếu sử dụng PHP, Javascript, MySQL. Tôi đã thực tập và làm việc toàn thời gian khoảng một năm với vai trò tư vấn Business Intelligence tại Ấn Độ và nhận ra rằng công việc đó không phù hợp với mình. Tôi luôn thích làm việc trên các dự án phụ. Các dự án phụ giúp tôi học hỏi, thử nghiệm và kiểm tra các công cụ mới trước khi đưa chúng lên một tầm cao mới.
Tôi quay lại với phát triển phần mềm, làm việc từ xa một năm với vai trò Kỹ sư Phần mềm cho MODLR – một công cụ lập kế hoạch tài chính và phân tích – nơi tôi học hỏi được rất nhiều. Khi có cơ hội chuyển đến Berlin làm Nhà phát triển Backend, tôi đã nắm lấy nó (công việc chỉ yêu cầu tiếng Anh). Vào tháng 4 năm 2021, tôi quyết định tìm kiếm một thử thách mới tại Berlin.
Số liệu phỏng vấn
Các con số trên là trong ba tuần. Vào năm 2018, rất khó để nhận được cuộc gọi phỏng vấn. Hoặc là hồ sơ bị loại, hoặc các công ty không muốn hỗ trợ việc di chuyển (relocation) và tài trợ visa (visa sponsorship).
Năm 2021, tất cả các công ty mà tôi ứng tuyển đều thân thiện với làm việc từ xa, chỉ yêu cầu tiếng Anh và không cần tiếng Đức, như là trường hợp của hầu hết các vai trò công nghệ tại Berlin.
Quy trình phỏng vấn công nghệ thông thường cho công việc phần mềm toàn thời gian tại Đức:
- Gửi đơn ứng tuyển
- Cuộc gọi sàng lọc với nhà tuyển dụng (đôi khi có một thử thách mã hóa tự động nhỏ, nhưng tôi không nhận được cái nào)
- Cuộc gọi kỹ thuật
- Thử thách mã hóa hoặc làm tại nhà
- Đánh giá từ Bước 4/cuộc gọi với đội mà tôi sẽ tham gia
- Offer
Giai đoạn một
Chọn ra sáu công ty thú vị (cỡ nhỏ đến trung bình) tại Berlin, tìm kiếm chúng trên Linkedin hoặc Kununu, kiểm tra trang tuyển dụng của họ và ứng tuyển. Công ty duy nhất không phản hồi là đơn ứng tuyển qua Linkin – có lẽ bị lạc trong biển ứng viên.
Giai đoạn hai: Cuộc gọi sàng lọc 30 phút
Các cuộc gọi ban đầu là từ nhà tuyển dụng nội bộ hoặc bên ngoài làm việc cho công ty. Nói về kinh nghiệm làm việc, lý do tôi rời công ty việc hiện tại, lý do tôi muốn gia nhập công ty, điều gì làm tôi hứng thú với mô tả công việc, chính sách làm việc từ xa (làm việc tại nhà) của họ linh hoạt như thế nào.
Chúng tôi đi qua hồ sơ của tôi và tôi có cơ hội đặt câu hỏi về công ty. Cuối cuộc gọi, một số công ty hỏi về ngày bắt đầu (3 tháng là chấp nhận được) và mức lương mong đợi.
Mức lương mong đợi là một điều kỳ lạ phổ biến trong các cuộc phỏng vấn tại Đức. Hầu hết các hệ thống theo dõi ứng viên yêu cầu mức lương mong đợi trên mẫu đơn ứng tuyển. Tôi luôn điền 1€. Nếu nó được đề cập vào cuối cuộc gọi, tôi lịch sự từ chối thương lượng ở giai đoạn này của quy trình phỏng vấn.
Giai đoạn ba: Cuộc gọi kỹ thuật
Thường là thảo luận về những gì tôi đã làm việc, công cụ tôi có kinh nghiệm và công cụ tôi không có kinh nghiệm. Một cuộc trò chuyện khá thoải mái nơi chúng tôi cùng có cái nhìn tổng quan về cách chúng tôi xây dựng và phân phối phần mềm, cách chúng tôi xử lý khi có sự cố, một chút thiết kế hệ thống cấp cao (không có bảng trắng, câu hỏi vặt hay tra hỏi!)
Điều thu hút sự chú ý trong tất cả các cuộc gọi kỹ thuật là bảng công việc của tôi (my jobs board). Nó nằm trên đầu hồ sơ của tôi và mọi người đều mở nó trên màn hình của họ trong cuộc phỏng vấn. May mắn là nó không bị sập. (thankfully it didn’t crash).
Cuộc trò chuyện chuyển sang cách tôi xây dựng Arbeitnow, tập trung vào:
- Frontend – Được xây dựng trên gì, nếu nó có thể là Ứng dụng Trang đơn (a Single Page Application) sử dụng Vue.js hoặc React, các công cụ kiểm thử (testing tools) được sử dụng (Cảm ơn Cypress!)
- Backend – được xây dựng trên Laravel, sử dụng Elasticsearch, quen thuộc Docker
- Thiết kế cơ sở dữ liệu (database design), tradeoffs, Redis Queues
- Nếu tôi có kinh nghiệm về AWS hoặc Cloud, tôi không có nhiều – tôi đã thẳng thắn về điều đó
- Các Pipeline CI/CD và kinh nghiệm về kiểm thử Unit và Feature test
Tất cả những điều trên đều giống như một cuộc trò chuyện. Người phỏng vấn không tìm kiếm câu trả lời đúng hay sai. Chúng tôi thảo luận về đánh đổi (trade-offs), thực hiện thay đổi thiết kế hệ thống (making changes to system design). Tôi đã có được một số ý tưởng trong cuộc trò chuyện nên tôi có thể nói rằng điều này rất hiệu quả. Tôi đã trải qua tất cả bốn vòng kỹ thuật.
Giai đoạn bốn: Thử thách coding hoặc làm tại nhà
Chúng ta đang ở phần thú vị mà các lập trình viên trong ngành công nghệ thích nói về (ngoài sự chán ghét của họ với PHP). Năm 2018, tôi đã làm nhiều Coding Challence và dự án làm tại nhà mà các công ty nói rằng chỉ mất vài giờ.
Chúng không như vậy vì các công ty (các startup thường có xu hướng làm điều này nhiều hơn) muốn một ứng dụng hoàn chỉnh với các kiểm thử và ước tính khoảng hai đến sáu giờ. Hoặc là câu hỏi vặt. Không được trả tiền.
Đầu năm nay, tôi đã xây dựng một phần cho các công ty không yêu cầu Leetcode hoặc Phỏng vấn Bảng trắng, vì vậy điều này là không thể đối với tôi. Hai công ty đã bỏ qua vòng tiếp theo mà không hỏi (điều này thực sự bất ngờ và mới mẻ) và tôi từ chối tiếp tục với hai công ty khăng khăng giữ quy trình.
(Earlier this year, I built a section for companies that don’t require Leetcode or Whiteboard Interviews, so this was a no-go for me. Two companies waived the next round without asking (which was genuinely surprising and refreshing) and I refused to proceed further with two companies that insisted on sticking with the process.)
Nếu tôi không có một dự án phụ (hoặc tương đương), tôi không chắc liệu vòng này có được bỏ qua hay không.
Giai đoạn năm: Đánh giá/Cuộc gọi với Team
Vòng này ban đầu dự định là đánh giá bài Coding Challenge hoặc Bài code làm tại nhà. Vì vòng đó không xảy ra, chúng tôi nói chuyện thêm với một kỹ sư khác từ công ty. Với một công ty, có một cuộc nói chuyện thoải mái với đội (team) trong 30 phút.
Giai đoạn sáu: Offer
Nhân sự gọi lại trong vòng 2-4 ngày sau cuộc gọi cuối cùng. Chúng tôi nói về mức lương, các lợi ích (chi tiết), sự linh hoạt làm việc từ xa và ngày bắt đầu.
Toàn bộ quá trình cho tất cả các công ty diễn ra trong 3 tuần và công ty mà tôi chấp nhận offer mất khoảng 1 tuần. Sự phản hồi nhanh chóng và phản hồi từ tất cả các công ty liên quan đã giữ cho quy trình này diễn ra suôn sẻ.
Thú vị thay, lời đề nghị làm việc (offer) mà tôi chấp nhận là một trong những tôi tìm thấy trên bảng công việc (job board) của mình. Nếu tôi không sử dụng nó, thì ai sẽ – đúng không?
Tác giả: Adithya Srinivasan
Nguồn: arbeitnow.com
Dịch giả: Hoàng Phan – KenkAI Nhiều thứ hay
(*) Bạn có thể sao chép và chia sẻ thoải mái.
(**) Follow KenkAI Nhiều thứ hay để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
Để lại một bình luận