PHÁT HIỆN CHẤT NỔ HÓA HỌC

bởi

trong

 Từ một tai nạn ở phòng thí nghiệm Munich (Đức), các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra khả năng giải phóng năng lượng của bọt silic. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ kết luận chất bọt này có sức công phá gấp 7 lần TNT.

     Cách đây 3 năm, tại phòng thí nghiệm ở Munich, người ta chỉ tìm hiểu tính phản quang của bọt Si. Để tránh hiện tượng oxi hóa,  mẫu thử được đặt trong môi trường chân không, sau đó người ta hạ thấp nhiệt độ xuống –1800C. Nhưng do một sự rò rỉ, oxi lọt vào bên trong và ngay lập tức chuyển thành thể lỏng bám lên trên bề mặt bọt Si tạo ra một chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến sự bùng cháy. “Đó là một tiếng nổ long trời lở đất. Thoạt tiên chúng tôi không làm gì cả, may mà lúc đó không có ai trong phòng thí nghiệm” – Kovalev kể lại.

     Sau khi phát hiện thủ phạm chính của vụ nổ là bọt Si, nhóm các nhà khoa học đã lập lại thí nghiệm trên nhiều lần. Theo Kovalev, mẫu thử Si sở dĩ có khả năng bùng phát mạnh như vậy vì hai nguyên nhân: Thứ nhất nhờ cấu trúc “bọt” nên nó có bề mặt tiếp xúc cực rộng, thứ hai ở môi trường nhiệt độ -1800C, oxi hóa lỏng nên khả năng tiếp xúc với bề mặt của bọt Si tốt hơn và toàn diện hơn oxi ở thể khí. Vì vậy chỉ trong 1 phần triệu giây, mẫu vật có thể bị đốt cháy hoàn toàn giải phóng ra năng lượng vô cùng lớn.

     “Bọt Si hoàn toàn không nguy hiểm, để có thể bùng nổ phải có những điều kiện đặc biệt nên nó rất an toàn trong điều kiện thường” – Kovalev nói.

       Hiện giới khoa học đã công nhận kết quả của Kovalev. Tuy nhiên làm thế nào để sử dụng nguồn năng lượng tiềm ẩn trong Si lại là cả một vấn đề. Nhà vật lý Leigh Canham (Mỹ) đã thành lập một phòng thí nghiệm riêng để nghiên cứu chất nổ theo gương Alfred Nobel. Mới đây trên tờ Scientist, ông tuyên bố rằng tương lai sẽ có nhiều vệ tinh chạy bằng Si. Tuy nhiên các đồng nghiệp tỏ ra nghi ngờ giấc mơ này của ông. Họ thừa nhận rằng, trong đám bọt Si có rất nhiều năng lượng nhưng để giải phóng nó người ta cần nhiệt độ là – 1800C. Mà điều này hoàn toàn không đơn giản khi đưa vào thực tế.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *