Connect with us

Sách

TỰ GỢI Ý (AUTO-SUGGESTION) – Bước Thứ Ba Hướng Tới Sự Giàu Có

Published

on

Khám phá sức mạnh tâm trí tiềm thức để đạt mục tiêu tài chính. Học cách khai thác tiềm năng, tự gợi ý tích cực và biến ước mơ thành hiện thực.

Nghe đọc bài
Khám phá sức mạnh tâm trí tiềm thức để đạt mục tiêu tài chính. Học cách khai thác tiềm năng, tự gợi ý tích cực và biến ước mơ thành hiện thực. Thay đổi cuộc sống ngay hôm nay!

Giới thiệu về Tự gợi ý (Auto-suggestion)

Cơ chế hoạt động của tự gợi ý trong tâm trí

Bạn muốn dịch “auto-suggestion” là tự kỷ ám thị, hay tự gợi ý? Theo mình, tự kỷ ám thị có một chút gì đó mang nghĩa tiêu cực. Và nghĩa đó cũng hẹp hơn so với tự gợi ý. Vậy nên mình xin dịch là “tự gợi ý” nhé.

“Tự gợi ý” là gì? Nó kiểu như là cách mình tự nói chuyện với chính mình. Nó là tất cả những ý nghĩ, cảm giác, mà mình tự tạo ra trong đầu. Thông qua những gì mình nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm được hay sờ thấy. Nó giống như là một cái cầu nối. Giữa hai phần. Não bộ mà mình đang suy nghĩ, có ý thức. Và phần não bộ tiềm thức sâu bên trong mình. Tự gợi ý là kiểu như mình đang tự nhủ với bản thân mình vậy.

Trong đầu bạn luôn có nhiều suy nghĩ, đúng không? Có cái hay, có cái dở. Nhưng cái nào bạn cứ nghĩ đi nghĩ lại liên tục. Thì cái đó sẽ tự động “lọt” vào phần sâu bên trong đầu. Cái mà người ta gọi là “tiềm thức”. Điều này giống như kiểu bạn tự nhủ với bản thân, rồi tiềm thức nó nghe theo.

Vai trò của “Tự gợi ý” trong việc lọc thông tin vào tiềm thức

Không có suy nghĩ nào tự nhiên mà đi vào trong tiềm thức được. Mà nó phải thông qua một thứ gọi là “tự gợi ý”. Trừ phi… Là mấy suy nghĩ mà như kiểu tự nhiên nó có trong không khí, như kiểu bạn hít vào vậy.

Tất cả những gì bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ. Đều phải thông qua một cái cửa kiểm soát trong đầu. Cái “cửa” này quyết định xem có cho thông tin đó vào tiềm thức không, hay chặn nó lại. Nó giống như có một anh bảo vệ đứng canh cửa vào tiềm thức.

Tầm quan trọng của cảm xúc trong tự gợi ý

Trồng trọt trong vườn tâm trí

Tự nhiên cho chúng ta một “siêu năng lực”. Đó là ta có thể kiểm soát hoàn toàn những gì đi vào phần sâu thẳm trong đầu mình. Phần sâu thẳm ấy gọi là “tiềm thức”.

Nhưng, điều hay ở đây là, dù ta có “siêu năng lực” này, nhưng nhiều người lại không dùng. Giống như việc, bạn có một cái remote TV nhưng bạn không bấm. Bạn cứ để mọi thứ tự nhiên chạy vào đầu, không chọn lọc.
Điều này giải thích vì sao có nhiều người cứ nghèo mãi. Vì họ không “lọc” những suy nghĩ tốt, những ý tưởng hay để cho vào đầu. Và cứ để những suy nghĩ tiêu cực chiếm hết chỗ trong đầu.
Nói chung là, mình có một công cụ “xịn” để kiểm soát đầu óc, nhưng mình lại không dùng. Thế nên là cuộc sống cứ đi theo hướng mà mình không muốn. Nó giống như việc bạn có một chiếc xe đua mà cứ để nó chạy lung tung, không lái vậy.

Hãy nhớ lại những gì đã được nói về tâm trí tiềm thức giống như một mảnh vườn màu mỡ. Nếu không gieo trồng những hạt giống tốt, cỏ dại sẽ mọc tràn lan.

Điều khiển tiềm thức: Kỹ thuật tự gợi ý về tiền bạc

Tâm trí mình giống như một khu vườn. Bạn phải là một người làm vườn chăm chỉ, nếu không cỏ dại sẽ mọc um tùm. Nếu bạn chăm chỉ, bạn có thể sử dụng cái “tự gợi ý” trên. Để đưa những ý tưởng tốt, sáng tạo vào tiềm thức. Nếu bạn không chăm, thì mấy cái suy nghĩ xấu, tiêu cực sẽ lẻn vào. Bạn có một khu vườn, chăm thì cây tốt, bỏ bê thì cỏ dại mọc. Giống hệt với khu vườn ở ngoài đời thực.

Bây giờ, có một cách hay để sử dụng công cụ “tự gợi ý” này. Mỗi ngày, bạn viết ra điều mình muốn về tiền bạc. Rồi đọc to lên hai lần. Quan trọng là khi đọc, bạn phải tưởng tượng là mình đã có số tiền đó rồi. Bạn muốn mình cảm nhận được điều đó, chân thực.

Làm như thế là bạn đang “nói chuyện” trực tiếp với tiềm thức của mình. Bạn đang dạy nó nghĩ về tiền bạc theo cách bạn muốn. Bạn làm càng nhiều, nó càng hiệu quả.

Áp dụng tự gợi ý để đạt được mục tiêu tài chính

Phòng Gym Trí Não: Rèn Luyện Thói Quen Tư Duy Về Tiền Bạc

Hãy hình dung như bạn đang tập gym cho cái đầu của mình. Mỗi lần bạn làm công việc đọc to khao khát về tiền bạc và tưởng tượng mình đã có nó. Là bạn đang tập cho cái đầu mình một thói quen mới.

Giống với bạn tập thể dục hàng ngày, cơ bắp sẽ khỏe lên. Ở đây cũng vậy. Bạn càng làm nhiều. Cái đầu của bạn sẽ quen với việc suy nghĩ về tiền bạc theo cách tích cực. Dần dần, cái suy nghĩ “mình sẽ giàu” sẽ trở thành thói quen. Nó sẽ tự động xuất hiện trong đầu bạn mà không cần bạn phải cố gắng nữa.

Hãy hình dung bạn đang tập gym cho Trí Não. mỗi lần bạn làm công việc. Đọc to tuyên bố khao khát về tiền bạc, và tưởng tượng bạn đã có nó. Bạn đang tập cho bộ não của mình một thói quen mới.

Thông qua việc lặp di lặp lại việc trên, bạn tự nguyện tạo ra một thói quen tích cực. Đó là suy nghĩ theo một hướng nhất định, mà. Có lợi cho nỗ lực chuyển hóa khao khát thành giá trị tiền bạc tương đương.

Hãy lưu ý, bạn đang cố “đánh lừa” chính mình. Đừng để mình bị lạc lối trong suốt quá trình. Muốn tạo ra của cải bạn phải làm việc, bạn phải trao đổi giá trị với những người khác. Bạn chưa biết bằng cách nào, nhưng vũ trụ sẽ “ban chỉ dẫn” cho bạn, vào lúc thích hợp. Hãy hiểu kỹ điều này, đọc đi đọc lại văn bản gốc (bằng tiếng Anh) để hiểu sâu hơn.

Tiềm Thức Như Đứa Trẻ

Bây giờ, mời bạn quay lại đọc kỹ phần 6 bước ở trong chương 2.

Đọc xong, hãy tiếp tục đọc thêm 4 hướng dẫn về cách tạo nhóm “Trí tuệ Chủ đạo”.
Sau khi bạn đọc hai phần này xong. Bạn sẽ thấy nó liên quan đến cái “từ gợi ý” mà mình đã nói ở trên. Bạn sẽ nhận ra là. “À, thì ra cách áp dụng cái tự gợi ý nó nằm trong mấy bước này.”

Khi bạn đọc to cái mong muốn về tiền bạc của mình, không phải cứ đọc suông là được đâu. Nó giống như hát karaoke vậy. Không phải cứ hát đúng lời là hay, mà phải hát bằng cả trái tim.

Họ lấy ví dụ về một ông tên là Emil Coué. Ông này có một câu nói nổi tiếng: “Ngày qua ngày, theo mọi cách, tôi đang ngày càng tốt hơn.” Nhưng mà, nếu bạn cứ lặp đi lặp lại câu này một triệu lần mà không cảm thấy gì hết. Thì cũng chẳng có tác dụng gì đâu.

Cái quan trọng là khi bạn đọc, bạn phải cảm nhận nó. Kiểu như bạn phải tin thật sự là mình sẽ giàu có, phải hào hứng. Bạn phải phải cảm thấy phấn khích khi nghĩ về nó ấy.

Mình xin diễn giải lại một lần nữa. Phần sâu trong đầu bạn, người ta gọi là “tiềm thức”. Tiềm thức giống như một đứa trẻ. Nó chỉ hiểu và làm theo những gì mà bạn nói một cách chân thành, có cảm xúc. Còn nếu bạn nói mà như AI ấy, nó sẽ không nghe.

Khao Khát Và Niềm Tin

Vậy nên, khi bạn đọc bảng tuyên bố của mình. Hãy đọc như thể bạn đang kể về giấc mơ của mình. Bạn phải có niềm tin, phải có cảm xúc. Phải có sự hào hứng trong đó.

Bạn làm được như thế, thì tiềm thức của bạn mới bắt đầu làm việc. Để biến điều bạn muốn thành hiện thực.

Nhớ, điều này vô cùng quan trọng. Đến nỗi, nó phải được nói đi nói lại nhiều lần. Tại sao? Nếu bạn không hiểu điều này, bạn sẽ làm sai. Và bạn hãy nhớ rằng. “Sai” là điều bình thường, làm đúng mới khó, nhưng chỉ làm đúng mới mang đến kết quả mong muốn.

Bạn có một công cụ kì diệu “tự gợi ý”, nhưng bạn không biết cách dùng đúng. Thế là bạn cứ dùng sai hoài, và rồi bạn than phiền là nó không hiệu quả. Trong khi, vấn đề “không nằm ở công cụ”. Vấn đề nằm ở “cách bạn sử dụng công cụ”. Nếu bạn gặp thất bại. Đó là vấn đề cá nhân, không phải do phương pháp.

Nhiều người cứ nghĩ là. Chỉ cần họ đọc đi đọc lại mong muốn của mình là đủ. Họ quên phần quan trọng nhất. Phải đọc bằng cả trái tim. Khao khát là gì nào? Phải tin vào nó, phải cảm nhận nó. Thế mới là khao khát. Hiểu được điều này bạn sẽ không phí công sức làm mà chẳng thấy kết quả gì.

Kỹ thuật tập trung và hình dung trong tự gợi ý

Ngôn Ngữ Tiềm Thức: Vượt Xa Lời Nói Suông

Những từ ngữ đơn thuần, không có cảm xúc không ảnh hưởng đến tâm trí tiềm thức.

Bạn phải nói chuyện với tiềm thức bằng “ngôn ngữ” mà nó hiểu được. Nó không chỉ là lời nói thôi đâu, mà phải có cảm xúc và niềm tin nữa.

Kiểu như, bạn không thể chỉ nói suông “Tôi sẽ giàu có” được. Nếu bạn chỉ nói như thế, thì giống với một du khách người Nga nói chuyện với bạn vậy. Bạn chưa học tiếng Nga, bạn không biết tiếng Nga. Bạn không hiểu gì cả.

Nói chung, muốn có kết quả tốt, bạn phải học cách “nói chuyện”. Với tiềm thức, bằng cả lời nói, cảm xúc và niềm tin. Làm được vậy thì mới mong đạt được những điều mình muốn.

Đừng nản lòng. Nếu bạn không thể kiểm soát và điều khiển cảm xúc của mình ngay lần đầu tiên cố gắng. Hãy nhớ rằng, không có chuyện KHÔNG LÀM MÀ CÓ ĂN. Khả năng tiếp cận và ảnh hưởng đến tâm trí tiềm thức của bạn. Có cái giá của nó! và bạn PHẢI TRẢ CÁI GIÁ ĐÓ. Bạn không thể gian lận, ngay cả khi bạn muốn làm vậy.

Quyết Định Cá Nhân

Thế cái giá là gì?
Nó giống với việc tập thể dục để có cơ bắp. Muốn có cơ bắp đẹp, bạn phải tập đều đặn hàng ngày. Không thể chỉ tập một hai lần rồi thôi. Nếu bạn muốn “điều khiển” phân sâu trong đầu mình, được gọi là “tiềm thức”. Bạn cũng phải tập luyện liên tục. Không phải cứ làm một vài lần là xong. Nó đòi hỏi bạn phải kiên trì. Làm đi làm lại nhiều lần. Mỗi ngày, bạn phải áp dụng những cách được hướng dẫn, không được bỏ cuộc.

Bạn không thể phát triển khả năng mong muốn với một cái giá thấp hơn.

Bạn nghe này, tới đoạn “quan trọng” rồi đây!

Nó giống như kiểu bạn đang lưỡng lự có nên mua một món đồ đắt tiền không? Chỉ có bạn mới biết được. Liệu cái món đồ kia có đáng giá với số tiền bạn bỏ ra không?

Ở đây cũng vậy, “món đồ” mà bạn muốn mua. “ý thức về tiền bạc”. Tức là khả năng nghĩ về tiền một cách tịch cực và thu hút nó vào cuộc sống của mình. Còn cái “giá tiền” bạn phải trả. Chính là công sức và thời gian bạn bỏ ra để tập luyện cái phương pháp này.

Không ai có thể quyết định thay bạn được. Chỉ có bạn mới biết liệu cái kết quả cuối cùng. Có xứng đáng với công sức bạn bỏ ra không?

Quyết định này hoàn toàn nằm trong tay bạn. Bạn phải tự cân nhắc. Xem liệu cái kết quả cuối cùng có đáng với công sức bạn bỏ ra không? QUAN TRỌNG! Không ai có thể quyết định thay bạn được.

Bạn có muốn mua không? Bạn có sẵn sàng trả giá?

Phương pháp tập trung và hình dung trong quá trình tự gợi ý

Kiên trì là chìa khóa

Chỉ có “thông minh” thôi chưa đủ để kiếm tiền được, theo lời tác giả sách. Nó giống như kiểu, bạn có AI siêu xịn xò, nhưng bạn không biết cách dùng nó để kiếm tiền.

Đúng là có vài người “thông minh” mà giàu thật. Nhưng cái đó hiếm lắm, giống như trúng số vậy. Phần lớn, chỉ thông minh thôi “là chưa đủ”. (Theo lời tác giả).

Muốn kiếm tiền và giữ được tiền, bạn cần nhiều thứ hơn là chỉ có cái đầu thông minh. Có thể là cần sự chăm chỉ. Biết nắm bắt cơ hội, biết cách quản lý tiền, dám nhận rủi ro, biết quản lý rủi ro… Nói chung, đừng trông chờ vào việc chỉ cần thông minh là đủ. Bạn cần phải làm nhiều hơn thế. Nếu muốn thực sự giàu có.

Phương pháp thu hút tiền bạc được mô tả ở đây không phụ thuộc vào quy luật trung bình. Hơn nữa, phương pháp này không thiên vị ai. Nó sẽ hiệu quả với người này cũng như với người khác. Khi thất bại xảy ra, đó là do cá nhân, không phải phương pháp, đã thất bại. Nếu bạn thử và thất bại, hãy cố gắng lần nữa, và lần nữa, cho đến khi bạn thành công.

Nó giống như khi bạn thích một món đồ gì đó “lắm”. Thích đến mức không nghĩ được gì khác. Kiểu như bạn nghĩ về nó suốt. Ngày nào cũng vậy. Đến mức, nó trở thành cái ý nghĩ đầu tiên khi bạn thức dậy. Và cái ý nghĩ cuối cùng trước khi bạn đi ngủ.

Khao Khát Cháy Bỏng: Nghệ Thuật Chinh Phục Mục Tiêu

Nếu bạn muốn cái “tự gợi ý” này hiệu quả. Bạn phải tập trung vào cái bạn muốn. Không phải chỉ muốn bình thường đâu. Mà phải muốn đến mức nó trở thành một cái gì đó cháy bỏng trong lòng bạn luôn.

Giống như bạn đang “yêu say đắm” vậy. Bạn không thể ngững nghĩ về “người ấy”. Lúc nào cũng muốn gặp, muốn nói chuyện. Cái khao khát của bạn cũng phải mạnh mẽ như vậy.

Tác giả muốn bạn phải tập trung vào mục tiêu của mình đến mức. Nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Càng tập trung mạnh mẽ bao nhiêu. Cái “tự gợi ý” này càng hiệu quả bấy nhiêu.

Sự Tập Trung. Nó giống như khi bạn học một môn mới. Bạn không thể vừa học vừa xem tivi, vừa nhắn tin được. Bạn phải tập trung hết sức vào việc học.

Ở đây cũng vậy. Khi bạn bắt đầu làm theo sáu bước đã nói trong chương Khát vọng, bạn phải tập trung hết sức. Không phải chỉ làm cho có. “Tập trung” là gia vị trong công thức. Bạn phải làm với cả tâm trí của mình.

Nó cũng giống như khi bạn chơi game vậy. Muốn thắng, bạn phải tập trung cao độ. Không thể để ý chuyện khác. Ở đây cũng thế, bạn phải dồn hết tâm trí vào việc thực hiện từng bước một.

Khi bạn tin và bắt đầu làm theo những hướng dẫn trên, đừng làm nửa vời. Hãy tập trung hết sức, như thể đây là việc quan trọng nhất của bạn vậy. Có như thế thì mới mong đạt được kết quả tốt.

Nghệ Thuật Tưởng Tượng: Hiện Thực Hóa Khát Vọng Tài Chính

Hãy để chúng tôi đưa ra những gợi ý cho việc sử dụng hiệu quả sự tập trung.

Giống như khi bạn “mơ mộng” về một món quà thực sự bạn muốn. Bạn không chỉ nghĩ suông đâu. Mà, phải tưởng tượng nó rõ ràng đến mức như thể bạn đang cầm nó trên tay. Bây giờ, quay trở lại công thức. Đầu tiên, bạn phải “quyết định” chính xác số tiền mình muốn. Không phải kiểu “tôi muốn nhiều tiền”. Mà phải “cụ thể”. Ví dụ, “tôi muốn 1 tỷ đồng”.

Rồi sau đó, bạn nhắm mắt lại, tập trung hết sức vào số tiền đó. Bạn phải tưởng tượng nó rõ ràng. Đến mức như thể bạn đang nhìn thấy những tờ tiền, những đồng xu, hay số dư trong banking account.

Nó giống như khi bạn nhắm mắt và tưởng tượng về chiếc xe mơ ước. Bạn có thể thấy màu sắc, hình dáng, thậm chí cả mùi của xe mới. Ở đây cũng thế, bạn phải “nhìn thấy” số tiền đó trong đầu mình, rõ ràng như thật.

Tác giả muốn bạn không chỉ nghĩ về số tiền. Mà phải tưởng tượng nó “sống động” đến mức như thể nó đang ở ngay trước mắt bạn vậy. Càng tưởng tượng rõ bao nhiêu, càng tốt.

Khắc phục thách thức trong quá trình tự gợi ý

Lập Trình Tiềm Thức: Nghệ Thuật Điều Khiển Suy Nghĩ

Cái này nó rất hay. Nó giống như kiểu bạn có một “siêu máy tính” trong đầu. Không phải, mà thực tế là bạn có một mạng rơ ron thần kinh siêu mạnh trong đầu. Gọi tên nó là “tiềm thức”. Cái máy này nghe theo mọi thứ bạn nói với nó. Với điều kiện, bạn nói với “niềm tin thật”. Nhưng, giống như bạn học một bài hát mới vậy, bạn phải tập đi tập lại cho thuộc. “Lặp đi lặp lại” là chìa khóa. Cái “tiềm thức” cũng thế. Bạn phải nói đi nói lại điều bạn muốn nhiều lần. Nó mới “nghe” được.

Bạn hiểu rồi phải không? Tác giả bảo, bạn có thể “lừa” cái tiềm thức này một cách hợp pháp. Nghe hơi lạ, nhưng ý của tác giả là. Bạn cứ tưởng tượng và tin chắc bạn đã có số tiền bạn muốn rồi. Nó đang chờ bạn đến lấy thôi. Mình có 10 tỷ. Có điều tiền đang ở nhiều nơi, nhiều người giữ hộ, ở nhiều thời gian khác nhau trong tương lai. Kiểu vậy. Bạn phải tin điều đó thực sự. Như khiểu bạn tin chắc mặt trời sẽ mọc vào ngày mai vậy. Mà thực tế là như thế.

Khi bạn làm được thế, cái “tiềm thức” của bạn sẽ bắt đầu. Nghĩ ra cách để biến cái tưởng tượng đó thành sự thực. Nó giống như bạn đang “lập trình” cho cái đầu của mình tìm cách kiếm tiền.

Trí Tưởng Tượng: Kiến Trúc Sư Cuộc Đời

Nói chung, tác giả muốn bạn tin thật mạnh mẽ vào cái mục tiêu của mình. Tin đến mức tiềm thức của bạn không còn cách nào khác ngoài việc phải giúp bạn. Giúp bạn đạt được điều bạn tin. Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là cách họ nói để bạn “tận dụng” được sức mạnh của tiềm thức.

Bạn thử tưởng tượng tiếp nhé. Bạn đang chơi game xây dựng thành phố. Bạn có một mảnh đất trống. Và bạn phải tưởng tượng ra một thành phố to lớn, đẹp đẽ trên đó. Ở đây cũng vậy, ở ngoài đời, bạn cũng phải dùng trí tưởng tượng. Bạn đã có ý tưởng về số tiền bạn muốn rồi. Giờ hãy tưởng tượng tiếp, “chơi game” ngoài đời. Giống như trong game, bạn sẽ tưởng tượng ra các tòa nhà, đường xá, công viên. Ở đây, bạn sẽ tưởng tượng ra các cách để kiếm được số tiền đó. Có thể bạn sẽ nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh mới. Có thể bạn sẽ nghĩ ra một cách để tiết kiệm tiền. Có thể bạn sẽ nghĩ ra một kỹ năng mới để học. Có thể bạn sẽ nghĩ ra cách.

Nói chung, tác giả muốn bạn để trí tưởng tượng của mình tự do bay bổng. Đừng giới hạn nó. Hãy để nó nghĩ ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Về cách bạn có thể biến cái mong muốn có tiền của mình. Thành hiện thực. Càng tưởng tượng nhiều. Càng nhiều cơ hội để bạn. Nghĩ ra một kế hoạch thực sự HIỆU QUẢ.

Hành động và hình dung: Chìa khóa để kích hoạt tiềm thức

Lắng nghe tiếng nói nội tâm

Mình lại muốn bạn tưởng tượng tiếp. Hãy tưởng tượng bạn mơ về một món quà siêu to. Thay vì cứ ngồi đó mà nghĩ xem làm thế nào có tiền để mua. Bạn hãy tưởng tượng là bạn đã có món quà rồi. Hãy như một diễn viên. Bạn phải “diễn” nhưng thể bạn đã có số tiền bạn muốn trong tay rồi. Chú ý nhé! Đồng thời, bạn cứ tin chắc rằng tiềm thức của bạn. Sẽ nghĩ ra cách để biến cái “diễn” đó thành thật.

Tác giả nhắn với bạn là, khi nào có ý tưởng nào đó chợt nảy ra trong đầu. Bạn đừng bỏ qua nhé. Nó giống như ai đó gửi tin nhắn cho bạn vậy. Mà người gửi có thể là tiềm thức của bạn đấy. Bạn cứ coi nó như là một lời gợi ý từ vũ trụ vậy.

Điều quan trọng là, khi có ý tưởng gì, đừng chỉ nghĩ suông. Hãy làm liền đi. Nó giống như khi bạn chơi game mà thấy món đồ hiếm. Bạn phải nhặt ngay không là mất.

Nói chung, tác giả muốn bạn tin vào sức mạnh của cái đầu mình. Đừng chờ đợi ai đó chỉ cho bạn cách kiếm tiền. Hãy tưởng tượng là bạn đã giàu rồi. Rồi hãy để cái đầu của bạn tự nghĩ ra cách làm nó thành thật.

Hãy đối xử với nó một cách tôn trọng, và hành động theo nó ngay khi bạn nhận được. Không làm điều này sẽ là THẢM HỌA cho sự thành công của bạn.

Vượt qua lý trí

Trong bước thứ tư của sáu bước, bạn được hướng dẫn “Tạo ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện khao khát của bạn, và bắt đầu ngay lập tức đưa kế hoạch này vào hành động.” Bạn nên tuân theo hướng dẫn này theo cách được mô tả trong đoạn trước. Đừng tin tưởng vào “lý trí” của bạn khi tạo ra kế hoạch tích lũy tiền bạc thông qua sự chuyển hóa khao khát. Lý trí của bạn có thể sai lầm. Hơn nữa, khả năng lập luận của bạn có thể lười biếng, và nếu bạn hoàn toàn phụ thuộc vào nó để phục vụ bạn, nó có thể làm bạn thất vọng.

Khi hình dung số tiền bạn dự định tích lũy, (với mắt nhắm lại), hãy nhìn thấy bản thân bạn đang cung cấp dịch vụ, hoặc giao hàng hóa mà bạn dự định đưa ra để đổi lấy số tiền này. Điều này rất quan trọng!

Dieter R.

Nguồn: Think and Grow Rich – Chapter: Auto-Suggestion – The Third Step toward Riches

Những phần trước:

Continue Reading
12 Comments

Sách

Bài Kiểm Tra Phân Tích Bản Thân

Bạn có TOÀN QUYỀN kiểm soát duy nhất một thứ, đó là suy nghĩ của chính mình.

Published

on

Nghe đọc bài

Các Câu Hỏi Phân Tích Bản Thân

Bài Kiểm Tra Phân Tích Bản Thân
  1. Bạn có thường xuyên than phiền về việc “cảm thấy không khỏe” không, và nếu có, nguyên nhân là gì?
  2. Bạn có hay tìm lỗi ở những người khác ngay cả với những nguyên nhân nhỏ nhặt không?
  3. Bạn có thường xuyên mắc sai lầm trong công việc không, nếu có, tại sao?
  4. Bạn có hay gay gắt và xúc phạm trong các cuộc trò chuyện không?
  5. Bạn có cố ý tránh giao tiếp với bất kỳ ai không, nếu có, tại sao?
  6. Bạn có thường xuyên bị chứng khó tiêu không? Nếu có, nguyên nhân là gì?
  7. Cuộc sống có vẻ vô nghĩa và tương lai có vẻ tuyệt vọng với bạn không? Nếu có, tại sao?
  8. Bạn có thích công việc của mình không? Nếu không, tại sao?
  9. Bạn có thường xuyên cảm thấy thương hại bản thân không, nếu có, tại sao?
  10. Bạn có ghen tị với những người vượt trội hơn bạn không?
  11. Bạn dành phần lớn thời gian suy nghĩ về THÀNH CÔNG hay THẤT BẠI?
  12. Bạn có đang tăng hay giảm sự tự tin khi già đi không?
  13. Bạn có học được điều gì có giá trị từ mọi sai lầm không?
  14. Bạn có để cho người thân hay người quen làm bạn lo lắng không? Nếu có, tại sao?
  15. Bạn có khi nào “đang ở trên mây” và sau đó lại rơi vào trạng thái suy sụp không?
  16. Ai có ảnh hưởng truyền cảm hứng nhất đối với bạn? Nguyên nhân là gì?
  17. Bạn có chấp nhận những ảnh hưởng tiêu cực hay làm chán nản mà bạn có thể tránh không?
  18. Bạn có bất cẩn với ngoại hình của mình không? Nếu có, khi nào và tại sao?
  19. Bạn đã học được cách “chìm đắm trong công việc” để không bị phiền nhiễu chưa?
  20. Bạn có gọi mình là một “kẻ yếu đuối” nếu để người khác suy nghĩ thay cho bạn không?
  21. Bạn có bỏ qua việc vệ sinh nội tạng cho đến khi tự nhiễm độc khiến bạn cáu kỉnh và khó chịu không?
  22. Có bao nhiêu sự quấy rối có thể tránh được làm bạn khó chịu, và tại sao bạn chấp nhận chúng?
  23. Bạn có dùng rượu, ma túy hay thuốc lá để “làm dịu thần kinh” không? Nếu có, tại sao không thử ý chí của bản thân?
  24. Có ai “làm phiền” bạn không, nếu có, vì lý do gì?
  25. Bạn có MỤC TIÊU CHÍNH XÁC nào không, nếu có, đó là gì, và bạn có kế hoạch gì để đạt được nó?
  26. Bạn có mắc phải bất kỳ Sáu Nỗi Sợ Cơ Bản nào không? Nếu có, đó là những gì?
  27. Bạn có phương pháp để bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của người khác không?
  28. Bạn có chủ động sử dụng tự gợi ý để làm tâm trí của mình tích cực không?
  29. Bạn đánh giá cao nhất điều gì: của cải vật chất hay đặc quyền kiểm soát suy nghĩ của riêng bạn?
  30. Bạn có dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, trái với phán đoán của riêng mình không?
  31. Ngày hôm nay đã thêm điều gì có giá trị vào kho kiến thức hay trạng thái tinh thần của bạn chưa?
  32. Bạn có trực diện với những hoàn cảnh khiến bạn không hạnh phúc, hay né tránh trách nhiệm không?
  33. Bạn có phân tích tất cả các sai lầm và thất bại và cố gắng rút ra bài học từ chúng không, hay bạn cho rằng đây không phải là nhiệm vụ của mình?
  34. Bạn có thể kể tên ba điểm yếu gây hại nhất của mình không?
  35. Bạn đang làm gì để sửa chữa chúng?
  36. Bạn có phải là “hố đen” của những nỗi lo âu mà mọi người thường tìm đến không?
  37. Bạn có thực sự biết cách chọn lọc và học hỏi từ mỗi trải nghiệm cuộc sống?
  38. Liệu năng lượng của bạn có đang lan tỏa tiêu cực đến những người xung quanh?
  39. Thói quen của ai khiến bạn khó chịu nhất và tại sao?
  40. Bạn có “đủ can đảm” để giữ quan điểm riêng hay dễ dàng bị lung lay?
  41. Bạn đã xây dựng được “lá chắn tinh thần” để bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực chưa?
  42. Công việc của bạn có truyền cảm hứng về niềm tin và hy vọng không?
  43. Bạn có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi nỗi sợ hãi?
  44. Tín ngưỡng của bạn có giúp bạn duy trì năng lượng tích cực không?
  45. Bạn có cảm thấy đó là trách nhiệm của mình khi chia sẻ nỗi lo của người khác không? Nếu có, tại sao?
  46. Nếu bạn tin rằng “chim bay một bầy”, bạn đã học được điều gì về bản thân qua việc nghiên cứu những người bạn thu hút?
  47. Bạn có thấy mối liên hệ nào giữa những người bạn giao du nhiều nhất và bất kỳ sự bất hạnh nào bạn trải nghiệm không?
  48. Có phải người mà bạn coi là bạn thực ra lại là kẻ thù tồi tệ nhất của bạn, bởi ảnh hưởng tiêu cực của người đó đối với tâm trí bạn?
  49. Tiêu chí nào giúp bạn phân biệt người bạn nên gần gũi và người nên tránh?
  50. Trình độ tinh thần của những người xung quanh so với bạn như thế nào?
  51. Phân Bổ Thời Gian Trong 24 Giờ:
    Bạn dành bao nhiêu thời gian trong mỗi 24 giờ cho:
    a. công việc.
    b. ngủ.
    c. vui chơi và thư giãn.
    d. thu nhận kiến thức hữu ích.
    e. lãng phí.
  52. Những Người Quen Biết:
    Trong số những người quen biết của bạn:
    a. ai khuyến khích bạn nhiều nhất.
    b. ai cảnh báo bạn nhiều nhất.
    c. ai làm bạn nản lòng nhất.
    d. ai giúp đỡ bạn nhiều nhất về các mặt khác.
  53. Nỗi lo lớn nhất của bạn là gì? Tại sao bạn chấp nhận nó?
  54. Khi người khác đưa ra lời khuyên miễn phí và không được yêu cầu, bạn có chấp nhận mà không suy nghĩ hay phân tích động cơ của họ?
  55. Trên hết, điều bạn MONG MUỐN nhất là gì? Bạn có ý định đạt được nó không?
  56. Bạn có sẵn lòng từ bỏ tất cả các mong muốn khác để theo đuổi mục tiêu này không?
  57. Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để theo đuổi nó?
  58. Bạn có thường xuyên thay đổi ý kiến không? Nếu có, tại sao?
  59. Bạn có thói quen hoàn thành mọi việc bắt đầu không?
  60. Bạn có dễ bị ấn tượng bởi các danh hiệu nghề nghiệp, học vị hay của cải của người khác không?
  61. Bạn có dễ bị ảnh hưởng bởi những gì người khác nghĩ hay nói về bạn không?
  62. Bạn có chiều lòng mọi người vì địa vị xã hội hay tài chính của họ không?
  63. Bạn cho rằng ai là người vĩ đại nhất đang sống?
  64. Theo bạn, người đó vượt trội hơn bạn ở điểm nào?

Lời Khuyên Cuối Cùng

Bạn đã dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu và trả lời những câu hỏi này? (Ít nhất một ngày là cần thiết để phân tích và trả lời toàn bộ danh sách.)

Nếu bạn trả lời tất cả các câu hỏi một cách trung thực, bạn sẽ hiểu bản thân hơn phần lớn mọi người. Hãy nghiên cứu kỹ các câu hỏi, quay lại với chúng một tuần một lần trong vài tháng, và bạn sẽ ngạc nhiên về lượng kiến thức giá trị mà bạn thu được từ phương pháp đơn giản này của việc trả lời các câu hỏi một cách trung thực.

Nếu bạn không chắc chắn về một số câu trả lời, hãy tìm lời khuyên từ những người hiểu rõ bạn, đặc biệt là những người không có động cơ nịnh bợ, và nhìn nhận bản thân qua con mắt của họ. Trải nghiệm này sẽ thật sự kinh ngạc.

Triết Lý Quan Trọng

Bạn có TOÀN QUYỀN kiểm soát duy nhất một thứ, đó là suy nghĩ của chính mình. Đây là sự thật quan trọng và truyền cảm hứng nhất đối với con người. Nó phản ánh bản chất Thần thánh của con người. Đặc quyền Thần thánh này là phương tiện duy nhất để bạn kiểm soát vận mệnh của chính mình.

Nếu bạn không kiểm soát được tâm trí của mình, bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ không kiểm soát được bất cứ thứ gì khác.

Nếu bạn phải cẩu thả với những sở hữu của mình, hãy để điều đó liên quan đến những vật chất. Tâm trí của bạn là lãnh địa tinh thần của bạn. Hãy bảo vệ và sử dụng nó với sự chăm sóc mà Hoàng Gia Thần Thánh xứng đáng.

Bạn được ban cho SỨC MẠNH Ý CHÍ cho mục đích này.

Thật không may, không có sự bảo vệ pháp lý nào chống lại những người, dù cố ý hay vô tình, đã làm độc hại tâm trí người khác bằng những ám thị tiêu cực. Hình thức hủy hoại này đáng bị trừng phạt bằng những hình phạt pháp lý nặng nề, bởi vì nó có thể và thường xuyên phá hủy cơ hội của một người trong việc đạt được những thứ vật chất được pháp luật bảo vệ.

Những người có tâm trí tiêu cực không thể xây dựng một chiếc máy có thể ghi âm và tái tạo giọng nói con người, “bởi vì” họ nói, “chưa từng có ai sản xuất một chiếc máy như vậy.” Edison không tin họ. Ông biết rằng tâm trí có thể tạo ra BẤT CỨ ĐIỀU GÌ MÀ TÂM TRÍ CÓ THỂ HÌNH DUNG VÀ TIN TƯỞNG, và kiến thức đó là thứ đã nâng Edison lên trên số đông.

Những người có tâm trí tiêu cực đã nói với F. W. Woolworth rằng ông sẽ “phá sản” khi cố gắng điều hành một cửa hàng với mức giá năm và mười xu. Ông không tin họ. Ông biết rằng mình có thể làm bất cứ điều gì, trong phạm vi hợp lý, nếu hỗ trợ kế hoạch của mình bằng niềm tin. Thực hiện quyền loại bỏ những gợi ý tiêu cực của người khỏi tâm trí, ông đã tích lũy được một khối tài sản hơn một trăm triệu đô la.

Những người có tâm trí tiêu cực đã nói với George Washington rằng ông không thể hy vọng chiến thắng trước các lực lượng Anh vượt trội, nhưng ông đã thực thi Quyền Thần Thánh của mình để TIN TƯỞNG, do đó cuốn sách này được xuất bản dưới sự bảo vệ của Lá Cờ Sao và Sọc, trong khi tên của Chúa Cornwallis hầu như đã bị quên lãng.

Những kẻ hoài nghi đã nhạo báng một cách khinh miệt khi Henry Ford thử nghiệm chiếc ô tô đầu tiên, thô sơ, trên các đường phố Detroit. Một số người nói rằng chiếc xe sẽ không bao giờ trở nên thực tế. Những người khác lại nói rằng sẽ chẳng ai trả tiền cho một thứ máy móc như vậy.

FORD NÓI: “TÔI SẼ LÀM CHO Ô TÔ ĐÁNG TIN CẬY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT,” VÀ ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC!

Quyết định tin tưởng vào phán đoán của chính mình đã giúp ông tích lũy một khối tài sản lớn hơn nhiều so với những gì năm thế hệ con cháu của ông có thể tiêu xài. Để lợi ích của những người tìm kiếm của cải to lớn, hãy ghi nhớ rằng sự khác biệt gần như duy nhất giữa Henry Ford và đa số hơn một trăm nghìn người làm việc cho ông chính là: FORD CÓ MỘT TƯ DUY VÀ KIỂM SOÁT NÓ, NHỮNG NGƯỜI KHÁC CÓ TƯ DUY NHƯNG KHÔNG CỐ GẮNG KIỂM SOÁT NÓ.

Henry Ford được nhắc đi nhắc lại bởi ông là một ví dụ phi thường về những gì một con người với tư duy riêng và ý chí kiểm soát nó có thể đạt được. Hồ sơ của ông đã phá vỡ nền tảng của lời biện minh cũ rích: “Tôi chưa bao giờ có cơ hội.” Ford cũng chưa từng có cơ hội, nhưng ông đã TẠO RA CƠ HỘI VÀ HỖ TRỢ NÓ BẰNG SỰ KIÊN TRÌ CHO ĐẾN KHI TRỞ NÊN GIÀU CÓ HƠN CẢ CROESUS.

Việc kiểm soát tâm trí là kết quả của kỷ luật và thói quen bản thân. Bạn hoặc là kiểm soát tâm trí của mình, hoặc để nó kiểm soát bạn. Không có sự thỏa hiệp nửa vời. Phương pháp thực tế nhất để kiểm soát tâm trí là tạo thói quen giữ cho nó bận rộn với một mục đích cụ thể, được hỗ trợ bởi một kế hoạch rõ ràng. Hãy nghiên cứu hồ sơ của bất kỳ người đàn ông nào đạt được thành công đáng chú ý, và bạn sẽ nhận thấy rằng người đó kiểm soát tâm trí của mình, hơn nữa, người đó thực thi sự kiểm soát đó và hướng nó tới việc đạt được các mục tiêu cụ thể. Không có sự kiểm soát này, thành công là không thể.

Dieter R.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn: Think and Grow Rich – Chapter: Self-Analysis Test Questions

Cuốn sách này có thể chia thành 39 phần như thế này. Chúng ta sẽ cùng đọc xong trong 1 tháng nhé.

Các phần nội dung của cuốn sách “Think and Grow Rich!”

1.Introduction
2.Three Feet From Gold
3.A Fifty-Cent Lesson In Persistence
4.Desire – The First Step toward Riches
5.Desire Outwits Mother Nature
6.Faith – The Second Step toward Riches
7.Self-Confidence Formula
8.The Power of an Idea
9.Auto-Suggestion – The Third Step toward Riches
10.Summary of Instructions
11.Specialized Knowledge – The Fourth Step Toward Riches
12.Lack of Ambition
13.Imagination – The Fifth Step toward Riches
14.How To Make Practical Use Of Imagination
15.What Would I Do If I Had A Million Dollars
16.Organized Planning – The Sixth Step toward Riches
17.When And How To Apply For A Position
18.The Capital Value Of Your Services
19.Take Inventory Of Yourself
20.The “Miracle” That Has Provided These Blessings
21.Decision – The Seventh Step Toward Riches
22.Power
23.The Sustained Effort Necessary To Induce Faith
24.Symptoms Of Lack Of Persistence
25.How To Develop Persistence
26.Power – The Ninth Step toward Riches
27.Transmutation – The Tenth Step Toward Riches
28.Why Men Seldom Succeed Before Forty
29.The Subconscious Mind – The Eleventh Step Toward Riches
30.Emotion
31.The Brain – The Twelfth Step Toward Riches
32.The Dramatic Story Of The Brain
33.The Sixth Sense – The Thirteenth Step Toward Riches
34.Building Character Through Auto-Suggestion
35.How To Outwit The Six Ghosts Of Fear
36.The Fear Of Criticism
37.Old Man Worry
38.Self-Analysis Test Questions
39.“Fifty-Seven” Famous Alibis

Continue Reading

Sách

Lo Âu Của Con Người

Published

on

Khám phá sức mạnh vượt qua lo âu: Học cách kiểm soát tâm trí, xây dựng ý chí mạnh mẽ và chuyển hóa nỗi sợ hãi thành năng lượng tích cực.

Nghe đọc bài
Nội dung

1. BẢN CHẤT CỦA LO ÂU

Lo âu là một trạng thái của tâm trí được xây dựng trên nền tảng của sự sợ hãi. Nó hoạt động chậm chạp, nhưng kiên trì. Nó là tinh vi và tinh tế. Từng bước, nó “đào sâu” cho đến khi tê liệt khả năng lý luận, phá hủy lòng tự tin và sáng kiến. Lo âu là một hình thức của nỗi sợ kéo dài do sự do dự, do đó đó là một trạng thái tâm trí có thể được kiểm soát.

2. SỰ DO DỰ VÀ YẾU ĐUỐI TÂM TRÍ

Một tâm trí dao động là tâm trí yếu đuối. Sự do dự là nguồn gốc của sự bất ổn nội tâm. Hầu hết các cá nhân thiếu ý chí để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, và kiên định với những quyết định đó sau khi đã được thực hiện, thậm chí trong những điều kiện kinh doanh bình thường. Trong những giai đoạn bất ổn kinh tế (như thế giới đã trải qua gần đây), cá nhân bị hạn chế, không chỉ bởi bản chất vốn có của việc chậm chạp trong việc đưa ra quyết định, mà còn bị ảnh hưởng bởi sự do dự của những người xung quanh đã tạo nên một trạng thái “do dự hàng loạt”.

3. MẦM BỆNH TINH THẦN THỜI SUY THOÁI

Trong thời kỳ suy thoái, toàn bộ không khí, khắp nơi trên thế giới, đã được lấp đầy bởi “Fearenza” và “Worryitis” – hai mầm bệnh tinh thần đã bắt đầu lan rộng sau cơn sốt Wall Street năm 1929. Chỉ có một phương thuốc duy nhất được biết đến cho những mầm bệnh này; đó là thói quen ra quyết định nhanh chóng và kiên định. Hơn nữa, đó là một phương thuốc mà mỗi cá nhân phải tự áp dụng cho chính mình.

Chúng ta không lo lắng về hoàn cảnh, một khi chúng ta đã đạt đến quyết định để theo đuổi một đường lối hành động rõ ràng.

4. SỨC MẠNH CỦA QUYẾT ĐỊNH: CÂU CHUYỆN NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

Tôi từng phỏng vấn một người sắp bị điện giết sau hai giờ nữa. Người bị kết án này là người bình tĩnh nhất trong số tám người ở trong phòng giam với anh ấy. Sự bình tĩnh của anh đã khiến tôi hỏi cảm giác của anh như thế nào khi biết rằng mình sẽ bước vào cõi vĩnh hằng trong một thời gian ngắn. Với nụ cười tự tin trên mặt, anh nói: “Tôi cảm thấy ổn.”

Chỉ nghĩ đi, này anh, những rắc rối của tôi sẽ sớm kết thúc. Tôi chỉ gặp toàn rắc rối trong suốt cuộc đời. Việc kiếm thức ăn và quần áo là một sự vất vả. Sắp tới tôi sẽ không cần những thứ này nữa. Tôi đã cảm thấy thoải mái từ khi biết CHẮC CHẮN rằng mình phải chết. Lúc đó, tôi đã quyết tâm chấp nhận số phận của mình một cách tốt đẹp.

Trong khi nói, anh ta nuốt chửng một bữa ăn với khẩu phần đủ cho ba người, ăn từng miếng thức ăn được mang đến, và dường như thưởng thức nó như thể không có thảm họa nào đang chờ đợi anh.

5. CHIẾN THẮNG CÁC NỖI SỢ HÃI CƠ BẢN

QUYẾT ĐỊNH đã mang đến cho người đàn ông này sự cam chịu với số phận. Quyết định cũng có thể ngăn chặn việc chấp nhận những hoàn cảnh không mong muốn. Sáu nỗi sợ cơ bản được chuyển hóa thành trạng thái lo âu, thông qua sự do dự. Giải thoát bản thân, mãi mãi khỏi nỗi sợ chết, bằng cách đi đến quyết định chấp nhận cái chết như một sự kiện không thể tránh khỏi. Đánh bại nỗi sợ nghèo đói bằng cách đi đến quyết định sống chung với bất kỳ của cải nào bạn có thể tích lũy KHÔNG LO LẮNG. Đặt chân lên cổ nỗi sợ bị chỉ trích bằng cách đi đến quyết định KHÔNG LO LẮNG về những gì người khác làm, hoặc nói. Loại bỏ nỗi sợ già đi bằng cách đi đến quyết định chấp nhận nó, không phải như một trở ngại, mà như một phước lành lớn lao mang theo trí tuệ, tự chủ và sự hiểu biết mà tuổi trẻ không hề biết.

Minh oan cho bản thân khỏi nỗi sợ ốm đau bằng quyết định quên đi các triệu chứng. Làm chủ nỗi sợ mất tình yêu bằng cách đi đến quyết định sống thiếu tình yêu, nếu điều đó là cần thiết.

6. SỨC MẠNH VÀ NGUY HẠI CỦA NĂNG LƯỢNG TƯ TƯỞNG

Tiêu diệt thói quen lo lắng, trong tất cả các hình thức của nó, bằng cách đạt đến một quyết định chung, toàn diện rằng không có điều gì mà cuộc sống mang lại là đáng giá cái giá của sự lo âu. Với quyết định này sẽ đến sự bình tĩnh, sự an bình trong tâm trí, và sự yên tĩnh của suy nghĩ sẽ mang lại hạnh phúc.

Một người mà tâm trí chứa đầy sợ hãi không chỉ phá hủy cơ hội hành động thông minh của chính mình, mà còn truyền những rung động hủy diệt này vào tâm trí của tất cả những người tiếp xúc với anh ta, và phá hủy cả cơ hội của họ.

Thậm chí một con chó hay một con ngựa cũng biết khi chủ của nó thiếu can đảm, hơn nữa, một con chó hay một con ngựa sẽ bắt được những rung động sợ hãi do chủ của nó phát ra, và cư xử phù hợp. Ở mức thấp hơn trong dây chuyền trí tuệ của vương quốc động vật, người ta tìm thấy khả năng tương tự để bắt những rung động sợ hãi. Một con ong mật ngay lập tức cảm nhận được sự sợ hãi trong tâm trí của một người – vì những lý do không rõ, một con ong sẽ châm người mà tâm trí đang phát ra những rung động sợ hãi, nhiều khả năng hơn so với việc quấy rối người mà tâm trí không hề có sợ hãi.

Những rung động của sợ hãi đi từ tâm trí này sang tâm trí khác nhanh chóng và chắc chắn như âm thanh của giọng nói con người truyền từ đài phát thanh đến bộ thu của một chiếc radio – VÀ BẰNG CHÍNH PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN ĐÓ.

Thần giao cảm ứng là có thật. Những suy nghĩ đi từ tâm trí này sang tâm trí khác, một cách tự nguyện, cho dù sự thật này có được nhận ra hay không bởi người phát ra những suy nghĩ, hay những người tiếp nhận những suy nghĩ đó.

Người nào thể hiện, bằng lời nói, những suy nghĩ tiêu cực hoặc phá hoại, gần như chắc chắn sẽ trải nghiệm kết quả của những lời nói đó dưới hình thức một “đòn phản lực” hủy diệt. Việc phát ra những xung động suy nghĩ phá hoại, một mình, mà không cần sự trợ giúp của từ ngữ, cũng sản sinh ra một “đòn phản lực” theo nhiều cách. Trước hết, và có lẽ quan trọng nhất cần ghi nhớ, người phát ra những suy nghĩ mang tính phá hoại phải chịu thiệt hại thông qua sự suy giảm của khả năng tưởng tượng sáng tạo.

Thứ hai, sự hiện diện của bất kỳ cảm xúc phá hoại nào trong tâm trí sẽ phát triển một nhân cách tiêu cực làm đẩy lùi mọi người, và thường xuyên biến họ thành những kẻ đối địch. Nguồn thiệt hại thứ ba đối với người nuôi dưỡng hoặc phát ra những suy nghĩ tiêu cực, nằm ở sự thật đáng chú ý này – những xung động suy nghĩ này không chỉ gây hại cho người khác, mà còn ĐỂ LẠI VẾT TÍCH TRONG TÂM THỨC CỦA CHÍNH NGƯỜI PHÁT RA CHÚNG, và ở đó trở thành một phần trong tính cách của người đó.

Người ta không bao giờ dứt với một suy nghĩ, chỉ bằng việc phát ra nó. Khi một suy nghĩ được phát ra, nó lan tỏa theo mọi hướng, thông qua phương tiện của êthe, nhưng nó cũng tự gieo rễ vĩnh viễn trong tâm thức của người phát ra nó.

Công việc của bạn trong cuộc sống, có lẽ là đạt được thành công. Để thành công, bạn phải tìm được sự bình an trong tâm trí, đáp ứng các nhu cầu vật chất của cuộc sống, và trên hết, đạt được HẠNH PHÚC. Tất cả những bằng chứng về thành công này đều bắt đầu dưới hình thức những xung động suy nghĩ.

Bạn có thể kiểm soát tâm trí của chính mình, bạn có quyền nuôi dưỡng nó bằng bất kỳ xung động suy nghĩ nào bạn lựa chọn. Với đặc quyền này còn đi kèm trách nhiệm sử dụng nó một cách xây dựng. Bạn là chủ nhân của số phận trần thế của chính mình, chính xác như bạn có quyền kiểm soát suy nghĩ của riêng mình. Bạn có thể ảnh hưởng, định hướng, và cuối cùng kiểm soát môi trường của riêng mình, làm cho cuộc sống của bạn trở thành những gì bạn muốn – hoặc, bạn có thể bỏ qua việc thực thi đặc quyền thuộc về mình, để sắp đặt cuộc sống của mình, do đó tự ném mình vào biển rộng “Hoàn Cảnh” nơi bạn sẽ bị đẩy đi đẩy lại, như một mảnh gỗ trên sóng biển.

7. XƯỞNG CỦA QUỶ – TỘI ÁC THỨ BẢY

XƯỞNG CỦA QUỶ – TỘI ÁC THỨ BẢY

Ngoài Sáu Nỗi Sợ Hãi Cơ Bản, còn có một tội ác khác mà con người phải chịu đựng. Nó tạo nên một đất màu phì nhiêu nơi hạt giống thất bại sinh sôi dồi dào. Nó tinh vi đến mức sự hiện diện của nó thường không được phát hiện. Sự Khổ Đau này không thể được phân loại đúng nghĩa như một nỗi sợ. NÓ ĐƯỢC ĐẶT SÂU HƠN VÀ CHẾT CHÓC HƠN TẤT CẢ SÁNG NỖI SỢ. Vì muốn có một cái tên tốt hơn, chúng ta hãy gọi tội ác này là SỰ NHẠY CẢM VỚI CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC.

Những người tích lũy của cải lớn lao luôn bảo vệ mình chống lại tội ác này. Những người nghèo khó thì không bao giờ làm như vậy. Những người thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải chuẩn bị tinh thần để chống lại tội ác này. Nếu bạn đang đọc triết lý này với mục đích tích lũy của cải, bạn nên tự kiểm tra rất cẩn thận để xác định liệu bạn có nhạy cảm với những ảnh hưởng tiêu cực hay không. Nếu bỏ qua việc tự phân tích này, bạn sẽ từ bỏ quyền đạt được mục tiêu mong muốn của mình.

Hãy thực hiện phân tích một cách thấu đáo. Sau khi đọc những câu hỏi được chuẩn bị cho việc tự phân tích này, hãy buộc chính mình phải chịu trách nhiệm một cách nghiêm ngặt về những câu trả lời của mình. Hãy tiếp cận nhiệm vụ này cẩn thận như bạn sẽ tìm kiếm bất kỳ kẻ thù nào mà bạn biết đang chờ phục kích và xử lý những khuyết điểm của chính mình như bạn sẽ xử lý một kẻ thù hữu hình hơn.

Bạn có thể dễ dàng bảo vệ mình chống lại bọn cướp đường, bởi vì pháp luật cung cấp sự hợp tác có tổ chức để mang lại lợi ích cho bạn, nhưng “tội ác thứ bảy” này khó kiểm soát hơn, bởi vì nó tấn công khi bạn không nhận thức được sự hiện diện của nó, khi bạn đang ngủ, và trong khi bạn chỉ là một TRẠNG THÁI TÂM THỨC. Tội ác này cũng nguy hiểm bởi vì nó tấn công theo nhiều hình thức khác nhau như có trải nghiệm con người. Đôi khi nó xâm nhập vào tâm trí thông qua những lời nói có ý tốt của chính người thân. Những lúc khác, nó xuyên thấu từ bên trong, thông qua thái độ tinh thần của chính mình. Luôn luôn nó chết chóc như chất độc, ngay cả khi nó không giết chết nhanh chóng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHỎI CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC

8. PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ BẢN THÂN

Để bảo vệ bản thân khỏi các ảnh hưởng tiêu cực, cho dù do chính bạn tạo ra, hay là kết quả từ hoạt động của những người tiêu cực xung quanh bạn, hãy nhận thức rằng bạn có Ý CHÍ, và đưa nó vào sử dụng thường xuyên, cho đến khi nó xây dựng một bức tường miễn dịch chống lại các ảnh hưởng tiêu cực trong tâm trí riêng của bạn.

Hãy nhận thức sự thật rằng bạn, và mọi con người khác, về bản chất đều là lười biếng, thờ ơ, và dễ bị ảnh hưởng bởi những ám thị phù hợp với những điểm yếu của mình.

Nhận thức rằng bạn, về bản chất, dễ bị ảnh hưởng bởi tất cả sáu nỗi sợ hãi cơ bản, và thiết lập những thói quen nhằm mục đích chống lại tất cả những nỗi sợ này.

Nhận thức rằng các ảnh hưởng tiêu cực thường hoạt động trên bạn thông qua tâm thức dưới của bạn, do đó chúng khó phát hiện, và giữ cho tâm trí của bạn đóng kín trước tất cả những người làm bạn chán nản hoặc ngăn cản bạn bằng bất kỳ cách nào.

Dọn dẹp tủ thuốc của bạn, vứt bỏ tất cả các lọ thuốc, và ngừng nuông chiều cảm lạnh, đau đớn, đau nhức và những bệnh tưởng tượng.

Cố ý tìm kiếm sự đồng hành của những người ảnh hưởng đến bạn để TỰ MÌNH SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG.

Đừng KỲ VỌNG những rắc rối, vì chúng có xu hướng không làm bạn thất vọng.

Không có nghi ngờ gì, khuyết điểm phổ biến nhất của tất cả con người là thói quen để tâm trí mở trước ảnh hưởng tiêu cực của những người khác. Khuyết điểm này càng gây hại hơn, bởi vì hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ bị ảnh hưởng bởi nó, và những người thừa nhận nó, lại bỏ qua hoặc từ chối sửa chữa điều ác cho đến khi nó trở thành một phần không thể kiểm soát trong thói quen hàng ngày của họ.

Để hỗ trợ những người muốn nhìn thấy bản thân như chính họ, danh sách câu hỏi sau đã được chuẩn bị. Hãy đọc những câu hỏi và nói to câu trả lời của bạn, để bạn có thể nghe được giọng nói của chính mình.

Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trung thực hơn với chính mình.

Dieter R.

9. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn: Think and Grow Rich – Chapter: Old Man Worry

Cuốn sách này có thể chia thành 39 phần như thế này. Chúng ta sẽ cùng đọc xong trong 1 tháng nhé.

Các phần nội dung của cuốn sách “Think and Grow Rich!”

1.Introduction
2.Three Feet From Gold
3.A Fifty-Cent Lesson In Persistence
4.Desire – The First Step toward Riches
5.Desire Outwits Mother Nature
6.Faith – The Second Step toward Riches
7.Self-Confidence Formula
8.The Power of an Idea
9.Auto-Suggestion – The Third Step toward Riches
10.Summary of Instructions
11.Specialized Knowledge – The Fourth Step Toward Riches
12.Lack of Ambition
13.Imagination – The Fifth Step toward Riches
14.How To Make Practical Use Of Imagination
15.What Would I Do If I Had A Million Dollars
16.Organized Planning – The Sixth Step toward Riches
17.When And How To Apply For A Position
18.The Capital Value Of Your Services
19.Take Inventory Of Yourself
20.The “Miracle” That Has Provided These Blessings
21.Decision – The Seventh Step Toward Riches
22.Power
23.The Sustained Effort Necessary To Induce Faith
24.Symptoms Of Lack Of Persistence
25.How To Develop Persistence
26.Power – The Ninth Step toward Riches
27.Transmutation – The Tenth Step Toward Riches
28.Why Men Seldom Succeed Before Forty
29.The Subconscious Mind – The Eleventh Step Toward Riches
30.Emotion
31.The Brain – The Twelfth Step Toward Riches
32.The Dramatic Story Of The Brain
33.The Sixth Sense – The Thirteenth Step Toward Riches
34.Building Character Through Auto-Suggestion
35.How To Outwit The Six Ghosts Of Fear
36.The Fear Of Criticism
37.Old Man Worry
38.Self-Analysis Test Questions
39.“Fifty-Seven” Famous Alibis

Continue Reading

Sách

Hiểu Về Nỗi Sợ: Chấp Nhận Và Vượt Qua Nỗi Sợ

Published

on

Khám phá bí mật vượt qua nỗi sợ: Làm chủ tâm trí, chuyển hóa năng lượng tiêu cực thành sức mạnh tích cực, khám phá bản thân.

Nghe đọc bài
Nội dung

Nỗi Sợ Phê Phán và Các Nỗi Sợ Cơ Bản

NỖI SỢ PHÊ PHÁN

Không ai có thể xác định chính xác nguồn gốc ban đầu của nỗi sợ này ở con người, nhưng một điều chắc chắn là con người đã phát triển nó ở mức độ cao. Một số người tin rằng nỗi sợ này xuất hiện khoảng thời điểm chính trị trở thành một “nghề nghiệp”. Những người khác tin rằng nó có thể được truy nguồn từ thời điểm phụ nữ bắt đầu quan tâm đến “phong cách” trong trang phục.

Tác giả, không phải là một nhà hài hước hay nhà tiên tri, có xu hướng quy nỗi sợ phê phán cơ bản này cho phần bản chất di truyền của con người, thúc đẩy anh ta không chỉ lấy đi hàng hóa và tài sản của đồng loại, mà còn biện minh cho hành động của mình bằng cách PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT của người đó.

Bản chất con người vốn có xu hướng tự vệ, muốn được chấp nhận. Chúng ta sợ bị đánh giá, sợ bị loại bỏ khỏi cộng đồng. Và chính nỗi sợ này đã trở thành một sức mạnh vô hình, kìm hãm sự sáng tạo, ngăn cản chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn.

Nỗi sợ phê phán xuất hiện dưới nhiều hình thức, phần lớn trong số đó là nhỏ nhen và vô nghĩa. Những người đàn ông hói đầu, (ví dụ như vậy,) trọc đầu không vì lý do nào khác ngoài nỗi sợ bị phê phán. Đầu trở nên hói vì những vành mũ ôm chặt cắt đứt tuần hoàn máu từ chân tóc. Đàn ông đeo mũ không phải vì thực sự cần thiết, mà chủ yếu là vì “mọi người đều làm như vậy”.

Cá nhân tuân theo và làm theo, e rằng một cá nhân khác sẽ PHÂN TÍCH CHÊ TRÍCH anh ta. Phụ nữ hiếm khi bị hói đầu, thậm chí là tóc mỏng, bởi vì họ đeo những chiếc mũ vừa vặn với đầu của mình một cách lỏng lẻo, mục đích duy nhất của những chiếc mũ là trang điểm.

Nhưng, không nên cho rằng phụ nữ thoát khỏi nỗi sợ bị phê phán. Nếu bất kỳ phụ nữ nào tuyên bố mình vượt trội hơn nam giới về khía cạnh này, hãy yêu cầu cô ấy đi dạo trên phố với một chiếc mũ thuộc thời kỳ 1890.

Những nhà sản xuất quần áo “tinh ranh” đã không chậm trễ để tận dụng nỗi sợ phê phán cơ bản này, mà toàn nhân loại đã bị nguyền rủa. Mỗi mùa, các kiểu dáng của nhiều mặt hàng quần áo đều thay đổi. Ai thiết lập các kiểu dáng? Chắc chắn không phải là người mua quần áo, mà là nhà sản xuất. Tại sao anh ta lại thay đổi các kiểu dáng thường xuyên như vậy? Câu trả lời rõ ràng. Anh ta thay đổi các kiểu dáng để có thể bán được nhiều quần áo hơn.

Vì lý do tương tự, các nhà sản xuất ô tô (với một vài ngoại lệ hiếm hoi và rất hợp lý) thay đổi kiểu dáng mẫu xe mỗi mùa. Không một người đàn ông nào muốn lái một chiếc ô tô không thuộc phong cách mới nhất, mặc dù mẫu xe cũ có thể thực sự là chiếc xe tốt hơn. Chúng tôi đã mô tả cách thức con người ứng xử dưới ảnh hưởng của nỗi sợ bị phê phán đối với những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Hãy để chúng ta giờ đây xem xét hành vi con người khi nỗi sợ này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con người trong những sự kiện quan trọng hơn.

Lấy ví dụ gần như bất kỳ người nào đã đạt đến tuổi “trưởng thành về mặt tinh thần” (từ 35 đến 40 tuổi, như một mức trung bình chung), và nếu bạn có thể đọc được những suy nghĩ bí mật trong tâm trí của anh ta, bạn sẽ tìm thấy một sự hoài nghi sâu sắc đối với những giáo điều mà các nhà thần học đã giảng dạy trong quá khứ.

Tuy nhiên, bạn sẽ hiếm khi tìm thấy một người có đủ can đảm để công khai nêu ra niềm tin của mình về chủ đề này. Hầu hết mọi người, nếu bị ép buộc đủ mức, sẽ nói dối hơn là thừa nhận rằng họ không tin vào những câu chuyện gắn liền với hình thức tôn giáo đã từng trói buộc con người trước thời kỳ khoa học phát hiện và giáo dục.

Tại sao người bình thường, thậm chí trong thời đại được khai sáng này, lại né tránh việc từ chối niềm tin vào những câu chuyện đã từng là nền tảng của hầu hết các tôn giáo cách đây vài thập kỷ? Câu trả lời là, “bởi vì nỗi sợ bị phê phán.” Đàn ông và phụ nữ đã bị thiêu sống vì dám bày tỏ sự không tin vào ma quỷ. Chẳng có gì lạ khi chúng ta thừa hưởng một ý thức khiến chúng ta sợ bị phê phán. Thời điểm đó, và không phải quá xa về quá khứ, khi mà sự phê phán mang theo những hình phạt nghiêm khắc – và điều đó vẫn còn diễn ra ở một số quốc gia.

Nỗi sợ bị phê phán tước đoạt của con người sáng kiến, phá hủy khả năng tưởng tượng, giới hạn tính cá nhân, lấy đi sự tự tin, và gây hại cho anh ta theo trăm ngàn cách khác. Cha mẹ thường gây tổn thương không thể sửa chữa cho con cái bằng cách phê phán chúng. Người mẹ của một người bạn thời thơ ấu của tôi từng trừng phạt cậu bé bằng một cái roi gần như hàng ngày, luôn kết thúc bằng câu nói, “Con sẽ vào trại cải tạo trước khi bước sang tuổi hai mươi.” Và quả thực, cậu đã bị gửi đến Trại Cải Tạo ở tuổi 17.

Phê phán là hình thức dịch vụ duy nhất mà ai cũng có quá nhiều. Mọi người đều có sẵn kho phê phán để phát không, dù có được yêu cầu hay không. Những người thân thiết nhất thường là những kẻ phạm tội tồi tệ nhất. Điều này nên được coi là một tội ác (trên thực tế, đó là tội ác tồi tệ nhất), khi bất kỳ bậc cha mẹ nào xây dựng những mặc cảm tự ti trong tâm trí một đứa trẻ thông qua sự phê phán không cần thiết.

Những nhà tuyển dụng hiểu được bản chất con người sẽ phát huy hết tiềm năng của nhân viên không phải bằng sự phê phán, mà bằng những đề xuất mang tính xây dựng. Cha mẹ cũng có thể đạt được kết quả tương tự với con cái của mình. Phê phán sẽ gieo rắc NỖI SỢ trong trái tim con người, hoặc sự oán giận, nhưng nó sẽ không xây dựng được tình yêu thương hay sự gắn bó.

TRIỆU CHỨNG CỦA NỖI SỢ BỊ PHÊ PHÁN

Nỗi sợ này gần như phổ biến như nỗi sợ nghèo đói, và tác động của nó cũng chết người không kém với thành tựu cá nhân, chủ yếu bởi vì nỗi sợ này hủy hoại sáng kiến và ngăn cản việc sử dụng trí tưởng tượng.

Các triệu chứng chính của nỗi sợ này là:

TỰ Ý THỨC. Thường được thể hiện qua sự lo lắng, e ngại trong giao tiếp và khi gặp người lạ, những cử động vụng về của tay và chân, ánh mắt di chuyển không ngừng.

THIẾU BÌNH TĨNH. Thể hiện qua việc thiếu kiểm soát giọng nói, sự căng thẳng khi ở giữa mọi người, tư thế cơ thể kém, trí nhớ yếu.

NHÂN CÁCH. Thiếu sự kiên định trong quyết định, sự quyến rũ cá nhân và khả năng bày và khả năng bày tỏ ý kiến một cách dứt khoát. Thói quen né tránh vấn đề thay vì đối mặt trực tiếp. Đồng ý với người khác mà không xem xét kỹ ý kiến của họ.

MẶC CẢM TỰ TI. Thói quen thể hiện sự tự khen ngợi bằng lời nói và hành động, như một cách che đậy cảm giác tự ti. Sử dụng những từ ngữ “to tát” để gây ấn tượng với người khác (thường không biết ý nghĩa thực sự của các từ). Bắt chước người khác trong cách ăn mặc, nói chuyện và cử chỉ. Khoe khoang những thành tích tưởng tượng. Điều này đôi khi tạo ra vẻ bề ngoài của một cảm giác về sự vượt trội.

HOANG PHÍ. Thói quen cố gắng “bắt kịp hàng xóm”, chi tiêu vượt quá thu nhập.

THIẾU SÁNG KIẾN. Không nắm bắt các cơ hội để phát triển bản thân, sợ bày tỏ ý kiến, thiếu niềm tin vào ý tưởng của chính mình, trả lời lảng tránh các câu hỏi của cấp trên, do dự trong cách ứng xử và nói năng, lừa dối cả trong lời nói và hành động.

THIẾU HOÀI BÃO. Sự lười biếng về tinh thần và thể chất, thiếu sự khẳng định bản thân, chậm chạp trong việc đưa ra quyết định, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, thói quen chỉ trích người khác sau lưng và xu nịnh họ trước mặt, thói quen chấp nhận thất bại mà không phản đối, từ bỏ một công việc khi bị người khác phản đối, nghi ngờ mọi người không có lý do, thiếu sự khéo léo trong cách ứng xử và nói năng, không sẵn lòng chịu trách nhiệm cho những sai lầm.

NỖI SỢ BỆNH TẬT

Nỗi sợ này có thể được truy nguồn từ cả di truyền vật lý và xã hội. Về nguồn gốc, nó gắn chặt với nguyên nhân của nỗi sợ già yếu và nỗi sợ chết chóc, bởi vì nó dẫn dắt con người đến gần ranh giới của những “thế giới khủng khiếp” mà con người không hề biết, nhưng về đó, anh ta đã được dạy những câu chuyện đáng sợ. Ý kiến khá phổ biến cũng cho rằng một số người phi đạo đức hoạt động trong ngành “bán sức khỏe” đã có không ít đóng góp vào việc duy trì nỗi sợ bệnh tật.

Về cơ bản, con người sợ bệnh tật vì những bức tranh khủng khiếp đã được in sâu vào tâm trí về những gì có thể xảy ra nếu cái chết đến với mình. Anh ta cũng sợ nó vì gánh nặng kinh tế mà nó có thể gây ra.

Một bác sĩ có uy tín ước tính rằng 75% những người đến khám chữa bệnh đều đang mắc chứng hoang tưởng (bệnh tưởng tượng). Đã được chứng minh một cách thuyết phục rằng nỗi sợ bệnh, thậm chí khi không hề có lý do để sợ, thường sẽ tạo ra các triệu chứng vật lý của căn bệnh mà người ta sợ.

Tâm trí con người thật quyền năng và hùng mạnh! Nó xây dựng hoặc phá hủy. Khai thác điểm yếu chung này của nỗi sợ bệnh tật, những người bán thuốc không chính thống đã thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Hình thức áp bức những con người dễ tin này đã trở nên phổ biến đến mức cách đây khoảng hai mươi năm, Tạp chí Colliers’ Weekly đã phát động một chiến dịch gay gắt chống lại những kẻ vi phạm tồi tệ nhất trong ngành kinh doanh thuốc không chính thống.

Trong đợt dịch cúm bùng phát trong thời kỳ chiến tranh thế giới, thị trưởng thành phố New York đã thực hiện những bước đi quyết liệt để ngăn chặn thiệt hại mà người dân đang gây ra cho chính mình thông qua nỗi sợ bệnh tật bẩm sinh. Ông triệu tập các nhà báo và nói với họ: “Thưa các quý ông, tôi cảm thấy cần phải yêu cầu các vị không được xuất bản bất kỳ tiêu đề nào gây hoảng sợ liên quan đến dịch cúm.

Trừ khi các vị hợp tác với tôi, chúng ta sẽ phải đối mặt với một tình huống mà chúng ta không thể kiểm soát được.” Các tờ báo ngừng đăng tải các câu chuyện về dịch cúm, và trong vòng một tháng, dịch bệnh đã được kiểm soát thành công.

Thông qua một loạt các thí nghiệm được tiến hành cách đây vài năm, đã được chứng minh rằng con người có thể bị làm cho ốm bằng sự gợi ý. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm này bằng cách để ba người quen biết đến thăm những “nạn nhân”, mỗi người đều hỏi câu: “Anh/Chị có sao không?”

“Anh/Chị trông rất ốm.” Người hỏi đầu tiên thường khiến nạn nhân cười gượng và trả lời một cách thờ ơ, “Ồ, không có gì, tôi vẫn ổn.” Người hỏi thứ hai thường nhận được câu trả lời: “Tôi không biết chính xác, nhưng tôi cảm thấy không được thoải mái.” Người hỏi thứ ba thường được đáp lại bằng sự thừa nhận thẳng thắn rằng nạn nhân thực sự đang cảm thấy bị ốm.

Hãy thử điều này với một người quen nếu bạn nghi ngờ rằng nó sẽ khiến anh ta/cô ta khó chịu, nhưng đừng tiến xa quá. Có một giáo phái nhất định mà các thành viên của nó trả thù kẻ thù bằng phương pháp “bùa chú”. Họ gọi đó là “đặt một lời nguyền” lên nạn nhân.

Có bằng chứng áp đảo cho thấy bệnh tật đôi khi bắt đầu dưới dạng xung động suy nghĩ tiêu cực. Một xung động như vậy có thể được truyền từ tâm trí này sang tâm trí khác, bằng sự gợi ý, hoặc được tạo ra bởi một cá nhân trong chính tâm trí của mình.

Một người được ban cho nhiều trí tuệ hơn so với sự việc này có thể cho thấy, từng nói: “Khi ai đó hỏi tôi cảm thấy thế nào, tôi luôn muốn trả lời bằng cách hạ gục anh ta.”

Các bác sĩ gửi bệnh nhân đến những vùng khí hậu mới để chữa bệnh, bởi vì sự thay đổi “thái độ tinh thần” là cần thiết. Hạt giống của nỗi sợ bệnh tật sống trong tâm trí của mỗi con người. Lo lắng, sợ hãi, nản lòng, thất vọng trong tình yêu và công việc làm cho hạt giống này nảy mầm và phát triển. Cuộc suy thoái kinh tế gần đây đã khiến các bác sĩ chạy đua, bởi vì mọi hình thức suy nghĩ tiêu cực đều có thể gây ra bệnh tật.

Những thất vọng trong kinh doanh và tình yêu đứng đầu danh sách các nguyên nhân gây ra nỗi sợ bệnh tật. Một chàng trai trẻ đã trải qua một sự thất tình khiến anh phải nhập viện. Trong nhiều tháng, anh lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Một chuyên gia trị liệu gợi ý được mời đến.

Chuyên gia thay đổi y tá, đặt anh dưới sự chăm sóc của một cô gái trẻ rất duyên dáng, người đã bắt đầu (theo sự sắp đặt trước với bác sĩ) tán tỉnh anh ngay từ ngày đầu tiên đến làm việc. Trong vòng ba tuần, bệnh nhân được xuất viện, vẫn còn đau khổ, nhưng với một chứng bệnh hoàn toàn khác. ANH TA LẠI YÊU. Phương pháp chữa trị là một trò lừa bịp, nhưng bệnh nhân và y tá sau đó đã kết hôn. Cả hai đều trong tình trạng sức khỏe tốt tại thời điểm viết bài này.

TRIỆU CHỨNG CỦA NỖI SỢ BỆNH TẬT

Các triệu chứng của nỗi sợ gần như phổ quát này là:

TỰ KỶ ÁM THỊ. Thói quen sử dụng tiêu cực sự tự gợi ý bằng cách tìm kiếm và mong đợi tìm thấy các triệu chứng của mọi loại bệnh. “Thưởng thức” bệnh tưởng tượng và nói về nó như thể nó là có thật. Thói quen thử nghiệm tất cả các “xu hướng” và “chủ nghĩa” do người khác khuyến nghị có giá trị trị liệu. Nói chuyện với người khác về các ca phẫu thuật, tai nạn và các hình thức bệnh tật khác.

Thử nghiệm các chế độ ăn, bài tập thể chất, hệ thống giảm cân mà không có hướng dẫn chuyên nghiệp. Thử các phương thuốc gia truyền, thuốc không chính thức và các phương pháp chữa bệnh “quảng cáo”.

HOANG TƯỞNG. Thói quen nói về bệnh tật, tập trung tâm trí vào bệnh và mong đợi sự xuất hiện của nó cho đến khi xảy ra sự suy sụp thần kinh. Không có thứ gì trong chai lọ có thể chữa khỏi tình trạng này. Nó được gây ra bởi suy nghĩ tiêu cực và chỉ có suy nghĩ tích cực mới có thể mang lại sự chữa lành.

Hoang tưởng (một thuật ngữ y học để chỉ bệnh tưởng tượng) được cho là gây ra nhiều thiệt hại không kém gì căn bệnh mà người ta sợ. Hầu hết các trường hợp gọi là “bệnh thần kinh” đều xuất phát từ bệnh tưởng tượng.

TẬP LUYỆN. Nỗi sợ bệnh tật thường can thiệp vào việc tập luyện thể chất đúng đắn và dẫn đến tình trạng thừa cân, bằng cách khiến người ta tránh xa cuộc sống ngoài trời.

KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH. Nỗi sợ bệnh tật phá vỡ sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và tạo ra điều kiện thuận lợi cho bất kỳ hình thức bệnh tật nào mà người ta có thể tiếp xúc. Nỗi sợ bệnh tật thường liên quan đến nỗi sợ nghèo đói, đặc biệt là trong trường hợp người bị hoang tưởng, người liên tục lo lắng về khả năng phải trả hóa đơn bác sĩ, viện phí, v.v. Loại người này dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho bệnh tật, nói về cái chết, tiết kiệm tiền cho các lô đất nghĩa trang và chi phí mai táng, v.v.

TỰ CHIỀU CHIỀU. Thói quen tìm kiếm sự thông cảm, sử dụng bệnh tưởng tượng như mồi nhử. (Mọi người thường sử dụng thủ thuật này để tránh làm việc). Thói quen giả bộ ốm để che đậy sự lười biếng thuần túy, hoặc để biện minh cho sự thiếu hoài bão.

KHÔNG TIẾT ĐỘ. Thói quen sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện để tiêu diệt các cơn đau như đau đầu, đau thần kinh, v.v., thay vì loại bỏ nguyên nhân.

Thói quen đọc về bệnh tật và lo lắng về khả năng bị mắc phải. Thói quen đọc các quảng cáo thuốc không chính thức.

NỖI SỢ MẤT TÌNH YÊU

Nguồn gốc ban đầu của nỗi sợ bẩm sinh này không cần nhiều lời giải thích, bởi vì rõ ràng nó phát sinh từ thói quen đa thê của con người – việc chiếm đoạt người bạn đời của người khác và tự do lấy đi những gì anh ta muốn bất cứ khi nào có thể.

Sự ghen tuông và các hình thức tương tự của chứng loạn thần kinh khác phát sinh từ nỗi sợ di truyền về việc mất đi tình yêu của một ai đó. Nỗi sợ này là nỗi đau nhất trong số sáu nỗi sợ cơ bản. Nó có lẽ gây nhiều tổn hại cho cơ thể và tâm trí hơn bất kỳ nỗi sợ cơ bản nào khác, vì nó thường dẫn đến tình trạng mất trí vĩnh viễn.

Nỗi sợ mất tình yêu có lẽ có nguồn gốc từ thời đá, khi đàn ông dùng vũ lực để chiếm đoạt phụ nữ. Họ vẫn tiếp tục chiếm đoạt phụ nữ, nhưng kỹ thuật đã thay đổi. Thay vì dùng vũ lực, giờ đây họ sử dụng sự thuyết phục, hứa hẹn những bộ quần áo đẹp, ô tô và những “mồi nhử” hiệu quả hơn nhiều so với sức mạnh thể chất. Thói quen của con người vẫn như thuở sơ khai của nền văn minh, nhưng cách thể hiện đã khác.

Phân tích kỹ lưỡng cho thấy phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ này hơn đàn ông. Sự thật này dễ dàng được giải thích. Phụ nữ đã học được từ kinh nghiệm rằng đàn ông có bản chất đa thê, không thể tin tưởng khi ở bên những đối thủ.

TRIỆU CHỨNG CỦA NỖI SỢ MẤT TÌNH YÊU

Những triệu chứng đặc trưng của nỗi sợ này là:

GHEN TUÔNG. Thói quen nghi ngờ mà không có bằng chứng hợp lý hoặc cơ sở đầy đủ. (Ghen tuông là một dạng của chứng loạn thần kinh đôi khi trở nên bạo lực mà không một nguyên nhân nào cả). Thói quen buộc tội vợ hoặc chồng ngoại tình mà không có cơ sở. Sự nghi ngờ chung đối với mọi người, tuyệt đối không tin tưởng bất kỳ ai.

TÌM LỖI. Thói quen tìm lỗi ở bạn bè, người thân, đồng nghiệp và những người yêu thương ngay cả khi chỉ có một nguyên nhân nhỏ nhặt, hoặc thậm chí không có nguyên nhân nào cả.

CỜ BẠC. Thói quen đánh bạc, trộm cắp, gian lận và mạo hiểm để kiếm tiền cho những người thân yêu, với niềm tin rằng tình yêu có thể mua được. Thói quen chi tiêu vượt quá khả năng, hoặc vay nợ để mua quà cho người thân yêu, với mục đích tạo ấn tượng tốt. Mất ngủ, lo lắng, thiếu kiên trì, yếu ý chí, thiếu tự kiểm soát, thiếu sự tự tin, tính khí xấu.

NỖI SỢ GIÀ

Về cơ bản, nỗi sợ này phát sinh từ hai nguồn. Thứ nhất, suy nghĩ rằng tuổi già có thể mang theo SỰ NGHÈO KHỔ. Thứ hai, và là nguồn gốc phổ biến nhất, từ những giáo lý sai lầm và tàn nhẫn của quá khứ, đã được pha trộn quá kỹ với “lửa và diêm sinh”, và những con ma tinh ranh được thiết kế để nô dịch con người thông qua nỗi sợ hãi.

Trong nỗi sợ cơ bản về tuổi già, con người có hai lý do rất hợp lý cho sự lo ngại của mình – một phát sinh từ sự không tin tưởng vào đồng loại, người có thể chiếm đoạt bất kỳ của cải thế tục nào anh ta sở hữu, và một khác phát sinh từ những bức tranh khủng khiếp về thế giới bên kia, đã được trồng trong tâm trí anh ta thông qua di truyền xã hội trước khi anh ta hoàn toàn làm chủ tâm trí mình.

Khả năng mắc bệnh, thường hay xảy ra hơn khi con người già đi, cũng là một nguyên nhân góp phần vào nỗi sợ tuổi già phổ biến này. Tính dục cũng góp phần vào nguyên nhân của nỗi sợ tuổi già, vì không một người đàn ông nào yêu thích ý nghĩ về sự suy giảm sức hấp dẫn tình dục.

Nguyên nhân phổ biến nhất của nỗi sợ tuổi già gắn liền với khả năng nghèo đói. Từ “nhà người nghèo” không phải là một từ dễ chịu. Nó tạo nên một cảm giác lạnh lẽo trong tâm trí của mọi người khi phải đối mặt với khả năng phải dành những năm cuối đời trong một trang trại dành cho người nghèo.

Một nguyên nhân góp phần khác của nỗi sợ tuổi già là khả năng mất đi tự do và sự độc lập, vì tuổi già có thể mang theo sự mất mát cả tự do thể chất và kinh tế.

TRIỆU CHỨNG CỦA NỖI SỢ GIÀ

Những triệu chứng phổ biến nhất của nỗi sợ này là:

Xu hướng chậm lại và phát triển mặc cảm tự ti ở độ chín chắn về mặt tinh thần, quanh độ tuổi bốn mươi, sai lầm tin rằng mình đang “trượt dốc” vì tuổi tác. (Sự thật là những năm hữu ích nhất của con người về mặt tinh thần và trí tuệ là những năm giữa bốn mươi và sáu mươi).

Thói quen nói về bản thân một cách xin lỗi như “đã già” chỉ vì đã bước sang tuổi bốn mươi hay năm mươi, thay vì đảo ngược quy tắc và bày tỏ lòng biết ơn vì đã đạt đến tuổi của sự minh triết và hiểu biết.

Thói quen dập tắt sáng kiến, trí tưởng tượng và sự tự tin bằng cách sai lầm tin rằng mình quá già để thực hành những phẩm chất này.

Thói quen của người đàn ông hay phụ nữ ở tuổi bốn mươi ăn mặc với mục đích cố gắng trông trẻ hơn nhiều, và bắt chước những cử chỉ của tuổi trẻ; do đó gây ra sự chế giễu từ cả bạn bè và người lạ.

NỖI SỢ CHẾT

Đối với một số người, đây là nỗi sợ tàn nhẫn nhất trong số các nỗi sợ cơ bản. Lý do rõ ràng. Những cơn đau khủng khiếp của nỗi sợ gắn liền với ý nghĩ về cái chết, trong đa số trường hợp, có thể quy trực tiếp cho sự cuồng tín tôn giáo. Những người được gọi là “ngoại đạo” lại ít sợ chết hơn những người “văn minh” hơn.

Trong hàng trăm triệu năm, con người đã liên tục đặt ra những câu hỏi vẫn chưa được trả lời: “từ đâu” và “đi về đâu”. Tôi đến từ đâu, và tôi sẽ đi về đâu? Trong những thời kỳ u ám của quá khứ, những kẻ ranh mãnh và xảo quyệt không chậm trễ trong việc cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi này, VỚI MỘT CÁI GIÁ. Chứng kiến ngay bây giờ nguồn gốc chính của NỖI SỢ CHẾT.

“Hãy bước vào lều của tôi, ôm lấy đức tin của tôi, chấp nhận các giáo điều của tôi, và tôi sẽ cho bạn một tấm vé để thẳng tiến vào thiên đàng khi bạn chết,” một nhà lãnh đạo giáo phái kêu lên. “Ở ngoài lều của tôi,” cùng vị lãnh đạo đó nói, “và để cho ác quỷ bắt lấy bạn và đốt cháy bạn suốt cõi vĩnh hằng.”

VĨNH HẰNG là một thời gian rất dài. LỬA là một thứ khủng khiếp. Ý nghĩ về sự trừng phạt vĩnh viễn, với lửa, không chỉ khiến con người sợ chết, mà còn thường khiến anh ta mất lý trí. Nó hủy hoại sự quan tâm đến cuộc sống và làm cho hạnh phúc trở nên bất khả.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã xem xét một cuốn sách mang tên “Danh Mục Các Vị Thần”, trong đó liệt kê 30.000 vị thần mà con người đã thờ phụng. Hãy suy nghĩ về điều đó! Ba mươi ngàn vị, được đại diện bởi mọi thứ từ một con tôm đến một con người. Chẳng có gì lạ khi con người trở nên hoảng sợ khi cái chết đến gần.

Trong khi nhà lãnh đạo tôn giáo có thể không thể cung cấp đường đi an toàn vào thiên đàng, hay do thiếu sự cung cấp như vậy, cho phép những kẻ bất hạnh xuống địa ngục, khả năng về sau có vẻ khủng khiếp đến mức ngay cả ý nghĩ về nó cũng nắm bắt trí tưởng tượng theo một cách thực tế đến mức nó làm tê liệt lý trí, và thiết lập nỗi sợ chết.

Sự thật là, KHÔNG MỘT NGƯỜI NÀO BIẾT, và chưa từng có người nào biết thiên đàng hay địa ngục như thế nào, cũng như không ai biết liệu những nơi đó có thực sự tồn tại hay không. Chính sự thiếu hụt kiến thức tích cực này đã mở cánh cửa của tâm trí con người cho kẻ lừa bịp để anh ta có thể xâm nhập và kiểm soát tâm trí đó bằng kho tàng lừa gạt và các loại gian trá giả đạo của mình.

Nỗi sợ CHẾT không phổ biến như nó từng là trong thời đại không có các trường đại học và cao đẳng lớn. Những nhà khoa học đã chiếu ánh sáng của sự thật vào thế giới, và sự thật này đang nhanh chóng giải phóng nam và nữ khỏi nỗi sợ CHẾT khủng khiếp này. Những nam và nữ thanh niên theo học các trường cao đẳng và đại học không dễ bị ấn tượng bởi “lửa” và “diêm sinh”.

Thông qua sự trợ giúp của sinh học, thiên văn học, địa chất học và các ngành khoa học liên quan khác, những nỗi sợ hãi của thời kỳ u ám đã từng nắm giữ tâm trí con người và phá hủy lý trí của họ đã được xua tan.

Các bệnh viện tâm thần đầy ắp nam và nữ đã điên loạn, vì NỖI SỢ CHẾT.

Nỗi sợ này là vô ích. Cái chết sẽ đến, bất kể bất kỳ ai nghĩ gì về nó. Chấp nhận nó như một sự tất yếu, và loại bỏ ý nghĩ đó khỏi tâm trí bạn. Nó phải như vậy, hoặc nó sẽ không đến với tất cả mọi người. Có lẽ nó không tồi tệ như đã được miêu tả.

Toàn bộ thế giới chỉ được tạo nên từ hai thứ, NĂNG LƯỢNG và VẬT CHẤT. Trong vật lý sơ cấp, chúng ta học rằng không có vật chất hay năng lượng nào (hai thực tại duy nhất được con người biết đến) có thể được tạo ra hay bị hủy diệt. Cả vật chất và năng lượng đều có thể được chuyển đổi, nhưng không thể bị hủy diệt.

Sự sống là năng lượng, nếu nó là bất cứ điều gì. Nếu không có năng lượng hay vật chất nào có thể bị hủy diệt, tất nhiên sự sống cũng không thể bị hủy diệt. Sự sống, như các dạng năng lượng khác, có thể trải qua các quá trình chuyển đổi hoặc thay đổi, nhưng không thể bị hủy diệt. Cái chết chỉ là sự chuyển đổi.

Nếu cái chết không phải là sự thay đổi hay chuyển đổi, thì sau cái chết sẽ không có gì ngoài một giấc ngủ dài, vĩnh hằng, yên bình, và giấc ngủ không phải là điều đáng sợ. Do đó, bạn có thể xóa bỏ, mãi mãi, nỗi sợ Chết.

TRIỆU CHỨNG CỦA NỖI SỢ CHẾT

Những triệu chứng chung của nỗi sợ này là:

Thói quen SUY NGHĨ về cái chết thay vì tận hưởng CUỘC SỐNG, do nhìn chung là thiếu mục đích, hoặc thiếu một công việc phù hợp. Nỗi sợ này phổ biến hơn ở những người già, nhưng đôi khi những người trẻ tuổi cũng là nạn nhân của nó. Phương thuốc tốt nhất để chữa trị nỗi sợ chết là một KHÁT VỌNG THÀNH TỰU CHÁY BỎNG, được hỗ trợ bởi sự phục vụ hữu ích cho người khác.

Một người bận rộn hiếm khi có thời gian nghĩ về cái chết. Anh ta thấy cuộc sống quá hấp dẫn để lo lắng về cái chết.

Đôi khi nỗi sợ chết gắn chặt với Nỗi Sợ Nghèo Đói, nơi cái chết của một người sẽ để lại những người thân trong cảnh nghèo khó. Trong những trường hợp khác, nỗi sợ chết được gây ra bởi bệnh tật và sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể về mặt thể chất. Những nguyên nhân phổ biến nhất của nỗi sợ chết là: bệnh tật, nghèo đói, thiếu công việc phù hợp, thất vọng trong tình yêu, điên loạn, cuồng tín tôn giáo.

Dieter R.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn: Think and Grow Rich – Chapter: The Fear Of Criticism

Cuốn sách này có thể chia thành 39 phần như thế này. Chúng ta sẽ cùng đọc xong trong 1 tháng nhé.

Các phần nội dung của cuốn sách “Think and Grow Rich!”

1.Introduction
2.Three Feet From Gold
3.A Fifty-Cent Lesson In Persistence
4.Desire – The First Step toward Riches
5.Desire Outwits Mother Nature
6.Faith – The Second Step toward Riches
7.Self-Confidence Formula
8.The Power of an Idea
9.Auto-Suggestion – The Third Step toward Riches
10.Summary of Instructions
11.Specialized Knowledge – The Fourth Step Toward Riches
12.Lack of Ambition
13.Imagination – The Fifth Step toward Riches
14.How To Make Practical Use Of Imagination
15.What Would I Do If I Had A Million Dollars
16.Organized Planning – The Sixth Step toward Riches
17.When And How To Apply For A Position
18.The Capital Value Of Your Services
19.Take Inventory Of Yourself
20.The “Miracle” That Has Provided These Blessings
21.Decision – The Seventh Step Toward Riches
22.Power
23.The Sustained Effort Necessary To Induce Faith
24.Symptoms Of Lack Of Persistence
25.How To Develop Persistence
26.Power – The Ninth Step toward Riches
27.Transmutation – The Tenth Step Toward Riches
28.Why Men Seldom Succeed Before Forty
29.The Subconscious Mind – The Eleventh Step Toward Riches
30.Emotion
31.The Brain – The Twelfth Step Toward Riches
32.The Dramatic Story Of The Brain
33.The Sixth Sense – The Thirteenth Step Toward Riches
34.Building Character Through Auto-Suggestion
35.How To Outwit The Six Ghosts Of Fear
36.The Fear Of Criticism
37.Old Man Worry
38.Self-Analysis Test Questions
39.“Fifty-Seven” Famous Alibis

Continue Reading

Trending